Trẻ bị mẩn ngứa- Nguyên nhân và cách điều trị cực hiệu quả

Trẻ bị mẩn ngứa là do đâu? Mẩn ngứa là hiện tượng thường gặp ở mọi độ tuổi kể cả trẻ em. Tuy nhiên mẩn ngứa lại là triệu chứng, biểu hiện của nhiều vấn đề khác nhau. Cùng QT tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị, chăm sóc khi trẻ bị mẩn ngứa trong bài viết dưới đây.

  1. Nguyên nhân trẻ bị mẩn ngứa
  • Nguyên nhân trẻ nổi mẩn ngứa là do đâu? Tuỳ theo các vết mẩn ngứa và hình dạng biểu hiện bên ngoài mà có thể tìm hiểu được các nguyên nhân khác nhau. Trẻ em có hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ vẫn chưa hoàn thiện nên trẻ dễ bị tấn công bởi các yếu tố từ bên ngoài như môi trường, thời tiết, thức ăn, vi khuẩn, virus…
  • Nhìn chung có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là do yếu tố bên ngoài, môi trường tác động và do yếu tố bên trong khi nạp các chất vào cơ thể như thức ăn, nước uống. Một vài trường hợp trẻ mẩn ngứa do các bệnh ngoài da khi bé mắc phải như mề đay, chàm da, rôm sảy, mụn nhọt, viêm da cơ địa.

Nguyên nhân khiến trẻ bị mẩn ngứa, mề đay

  • Bé bị nổi mẩn do bệnh lý

Các bệnh lý có thể khiến trẻ bị mẩn ngứa ở tay, chân, lưng bao gồm:

  • Nấm sữa: Bé bị mẩn ngứa như muỗi đốt có thể là dấu hiệu của bệnh nấm da. Nấm da là bệnh do nấm xâm nhập gây nên. Dấu hiệu bệnh xuất hiện các nốt tròn nhỏ như muỗi đốt, rất ngứa. Cơ thể bé xuất hiện các nốt đỏ phân bố đối xứng ở đầu, gò má, trán, da đầu. Da ở các vùng này có thể bong ra hoặc là các mụn nước nhỏ mọc trên bề mặt nốt đỏ và quanh các nốt đỏ. Các nốt cũng có thể bị loét, chảy nước, đóng vảy.
  • Bệnh mề đay: Cơ thể trẻ bị mẩn ngứa từng mảng phù màu hồng hoặc đỏ nổi cao trên da, ngứa dữ dội. Cơn ngứa có thể xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ sau đó tự lặn hoặc cũng có thể xuất hiện thành từng đợt kế tiếp nhau. Dấu hiệu của bệnh mề đay cũng có thể là nổi mẩn ngứa như muỗi đốt, ngứa ngáy, khó chịu.

Trẻ bị nổi mẩn ngứa ở tay, chân

Trẻ bị nổi mẩn ngứa ở tay, chân

  • Viêm da cơ địa: Biểu hiện của viêm da cơ địa là trẻ bị mẩn ngứa phát ban đỏ ở sau cổ và đầu gối và ở nếp gấp khuỷu tay. Tình trạng ngứa ngáy thường nặng hơn vào ban đêm khi ngủ. Mẹ có thể tham khảo chi tiết thêm các biểu hiện của bệnh trong bài viết: ” Trẻ bị viêm da cơ địa: cẩm nang chữa bệnh giúp da bé khoẻ“.
  • Rôm sảy: Rôm sảy là tình trạng bé bị nóng bức, không thoát được mồ hôi dưới da dẫn đến rôm sảy. Rôm sảy biểu hiện tình trạng là trẻ bị mẩn ngứa khắp lưng, mặt hoặc cổ…Rôm sảy ở trẻ sơ sinh khiến bé ngứa ngáy, bức bối.
  • Ghẻ: Do da không được vệ sinh sạch sẽ, tạo điều kiện cho ký sinh trùng xâm nhập tạo ra các vết xước, nốt mẩn như muỗi đốt gây ngứa dữ dội, nhất là vào ban đêm.
  • Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh là không giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Từ đó ký sinh trùng trên da tạo ra các vết xước, nốt mẩn như muỗi đốt gây ngứa dữ dội, nhất là vào ban đêm.
  • Chàm sữa: Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa có thể là do chàm sữa. Chàm khiến da căng rát, trẻ gãi khiến da bị xước, ngứa.
  • Trẻ nhỏ bị mẩn ngứa do môi trường

Một trong những nguyên nhân nhiều khiến trẻ bị mẩn ngứa là do dị ứng thời tiết. Biểu hiện khi trẻ dị ứng thời tiết là trẻ bị nổi mẩn ngứa khắp người. Dị ứng thời tiết cả ở trẻ và người lớn đều có tính di truyền. Nếu cha mẹ có cơ địa dị ứng, khả năng cao bé cũng dễ bị mắc các bệnh dị ứng. Sức đề kháng yếu cũng là một nguyên nhân khiến trẻ dễ nhiễm bệnh.

  • Trẻ ngứa ngáy do dị ứng

Trẻ bị mẩn ngứa do dị ứng

Thời tiết chuyển giao nóng lạnh, lúc ẩm, hanh khô, lúc nóng lúc lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn phát triển và khuếch tán mầm bệnh. Các chất dị ứng trong không khí khiến hệ miễn dịch của trẻ phản ứng với nó. Ngoài mẩn ngứa thì dị ứng thời tiết nghiêm trọng có thể dẫn đến phát ban và nôn. Trẻ bị mẩn ngứa vào mùa hè thì đó có thể là do rôm sảy chứ không phải dị ứng thời tiết.

  1. Cách chăm sóc trẻ bị mẩn ngứa hiệu quả tại nhà
  • Đắp khăn lạnh: Giúp giảm tình trạng sưng tấy, làm dịu mát cho làn da, đồng thời giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Bạn hãy chuẩn bị một chiếc khăn lông lạnh rồi đắp lên vùng ngứa cho trẻ trong khoảng 10 – 15 phút. Lặp đi lặp lại thao tác này mỗi ngày 3-4 lần sẽ giúp làm giảm ngứa ngáy cho trẻ hiệu quả.
  • Chườm lá kinh giới: Lá kinh giới có khả năng sát trùng, giảm ngứa, tiêu viêm, ngoài ra còn giúp cải thiện triệu chứng mề đay mẩn ngứa. Lấy một nắm lá kinh giới, rửa sạch và ngâm bằng nước muối pha loãng để sát khuẩn sau đó đưa lên chảo nóng sao vàng. Bọc lá mới sao vào khăn sạch hoặc miếng gạc rồi chườm lên khu vực da bị nổi mề đay của bé.
  • Tắm nước lá khế : Lá khế có vị chua, tính bình, được biết đến với các công dụng như giảm ngứa, tiêu viêm và làm se da nhanh chóng. Cha mẹ chuẩn bị một nắm lá khế rửa sạch rồi đun sôi với nước. Tiếp theo hãy để nguội hoặc pha thêm với nước nguội để tắm cho bé. Có thể pha thêm ít muối trắng vào nước lá khế. Kiên trì thực hiện tắm cho bé  2 lần/ tuần, tình trạng nổi mề đay sẽ bớt lại và hạn chế tái phát.

Tắm lá khế giảm ngứa cho trẻ

        Ngoài ra bạn cũng có thể tắm cho bé bằng các loại lá như: lá tía tô, lá trầu không, lá bạc hà, lá        kinh giới, chè xanh,… đây đều là những loại lá có đặc tính an toàn và giúp giảm mẩn ngứa hiệu quả.

  • Bôi nha đam: Gel nha đam có thể ức chế vi khuẩn, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm ở những khu vực da bị xây xước. Đồng thời có thể làm giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy và nóng rát khi triệu chứng mề đay bùng phát đột ngột. Bố mẹ hãy chuẩn bị 1 lá nha đam tươi, rửa sạch và gọt bỏ vỏ. Chú ý rửa sạch phần mủ (nhựa) nha đam để tránh gây kích ứng da. Sau đó bạn dùng thìa cạo lấy phần gel trong suốt thoa lên vùng da bị bệnh. Massage khoảng 10 – 15 phút để gel nha đam thẩm thấu hết và lưu lại trên da. Cuối cùng, bạn hãy rửa sạch lại bằng nước và lau khô cho bé.

KEM BÔI NGOÀI DA D-AROVA

I. THÀNH PHẦN: 1 tuýp 20 gram chứa:

Alpha Tocopherol, D-Panthenol, Allatoin, Aloe vera Extract (Chiết xuất lô hội), Centella asiatica Extract (Chiết xuất rau má), Tinh dầu tràm, Dầu cám gạo, Vaseline, Caprylic/Caprylic Triglyceride, Bơ SHEA, Oleum Menthae, Glycerine.

II. CÔNG DỤNG

  • Giúp hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm trong các trường hợp viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, giảm kích ứng da trong các trường hợp muỗi đốt, côn trùng cắn.
  • Giúp giảm tình trạng mẩn ngứa, mề đay, dị ứng thời tiết, hăm tã ở trẻ nhỏ.
  • Giúp nhanh lành vết thương đối với các tổn thương nông ở da, tránh việc để lại sẹo.

III. BẢO QUẢN

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30 độ C.

IV. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

 V. THẬN TRỌNG

Để xa tầm tay trẻ em, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

 VI. QUY CÁCH

1 tuýp 20 gram

TCCS: TCCS 0207: 2022/ DPVY

SCB: 220000056/PCBA – TB

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH TM Dược Quyết Thắng. Mua hàng inbox tại Fanpage: QTPharma – Dược Quyết Thắng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi cho QT Pharma
Gọi cho QT Pharma

Chat Zalo
Chat Zalo

Gửi Mail
Gửi Mail