THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO VÀ NHỮNG NGUY CƠ TIỀM ẨN

THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO

Định nghĩa

Thiểu năng tuần hoàn não (thiếu mãu não) là tình trạng giảm lưu lượng máu lên não, làm giảm sự cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não khiến cho các tế bào thần kinh não bị tổn thương và gây ảnh hưởng tới các hoạt động chức năng của não. Bệnh còn có khả năng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu não, và là căn nguyên gây nên các trường hợp tai biến mạch máu não, chiếm tới 25% tỷ lệ số ca tai biến. Đây được xem là bệnh lý tiền đột quỵ, dễ gây tai biến tử vong.

Thiểu năng tuần hoàn não thường gặp ở người trung niên và cao tuổi, đặc biệt ở những người lao động trí óc. Hiện nay, thống kê cho thấy bệnh đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa với vô số yếu tố bất lợi cho sức khỏe của cuộc sống hiện đại như: ô nhiễm môi trường, lối sống mất cân bằng, tình trạng căng thẳng thần kinh, chế độ ăn uống không khoa học, lười vận động và tập luyện thể thao,…

Phân loại và triệu chứng thường gặp

Thiểu năng tuần hoàn não được chia thành 2 loại cấp tính và mạn tính. Dạng cấp tính có thể chỉ thoáng qua trong vài giây, vài phút, nhưng cũng có lúc kéo dài nhiều giờ liền, thường xảy ra vào giữa đêm hoặc gần sáng. Tuy nhiên vì chủ quan với các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não cấp tính mà nhiều người để bệnh trở nên trầm trọng, tiến triển thành dạng mạn tính, khiến cho việc điều trị thiếu hiệu quả.

Dạng cấp tính: Các triệu chứng xuất hiện ở mức độ nhẹ gây chóng mặt, mất sức lực, suy giảm trí nhớ, kém tập trung và không khống chế được cảm xúc làm ảnh hưởng đến công việc, học tập và các mối quan hệ xã hội.

  • Đau đầu: là triệu chứng phổ biến nhất và thường xuất hiện sớm. Những cơn đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não gây ra thường rất khó chịu, đau khắp đầu, nhức hoặc ê ẩm, nặng đầu.
  • Chóng mặt: theo một nghiên cứu, có tới khoảng 87% bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não bị chóng mặt, là cảm giác hơi loạng choạng khi đi hoặc đứng, bập bềnh như say sóng nhất là khi đứng lên đột ngột. một số người còn lại gặp tình trạng nôn, ngất,…
  • Dị cảm là những cảm giác do bệnh nhân tự cảm thấy. Ví dụ như tê bì tay chân, cảm giác kiến bò trong người, hoặc cảm giác ve kêu, gây ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt, giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh.

Dạng mạn tính: Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ nói lắp, mất trí nhớ, tâm thần không ổn định và có khả năng bị đột quỵ dẫn đến tàn tật hoặc tử vong.

  • Đau đầu là triệu chứng phổ biến xuất hiện ở cả dạng cấp và mạn tính. Cơn đau xảy ra ở những điểm không cố định tại khu vực trán, cổ, xen kẽ với các triệu chứng khác: hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, suy giảm thị lực thoáng qua, ù tai,…
  • Rối loạn tâm lý: các triệu chứng thường gặp là bồn chồn, dễ cáu giận, suy giảm trí nhớ, lú lẫn, khó tập trung,…
  • Rối loạn giấc ngủ: theo một nghiên cứu tại Mỹ, có khoảng 80% số người mất ngủ kinh niên là do thiểu năng tuần hoàn não. Biểu hiện là khó ngủ, ngủ không sâu, hay mơ thấy ác mộng, tỉnh giấc nửa đêm và khó ngủ lại

Nguyên nhân:

Yếu tố liên quan đến mạch máu:

  • Xơ vữa động mạch: thường xảy ra ở người già, các mạch máu dẫn lên não bị thu hẹp nên lượng máu vận chuyển lên não không đủ, dẫn đến các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Nếu bệnh xơ vữa động mạch không được điều trị thì bệnh thiếu máu não sẽ ngày càng trầm trọng sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị tai biến nguy hiểm khôn lường.
  • Co thắt mạch hay gặp nhiều ở người trẻ phải chịu áp lực cao trong cuộc sống, là tình trạng những mạch máu có nhiệm vụ đưa máu lên não vì một nguyên nhân nào đó bị co mạch lại -> máu không thể vận chuyển đến một số bộ phận của não -> thiếu máu não cục bộ.
  • Một số dạng dị dạng mạch máu bẩm sinh, viêm tắc động mạch,…
  • Các chấn thương, thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cố, và các bệnh thần kinh (u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8)… gây chèn ép mạch máu làm giảm lưu lượng máu lưu thông lên não

Yếu tố liên quan đến Tim:

  • Ở những người bị bệnh tim, hoặc tiền sử bệnh tim (suy tim, bệnh van tim,…) hoạt động của tim sẽ yếu đi. Lượng máu mà tim bơm lên cung cấp cho não không đủ nên sinh ra bệnh thiếu máu não.

Yếu tố liên quan đến Máu:

  • Bệnh thiếu máu do thiếu chất dinh dưỡng: Thiếu máu làm cho hồng cầu trong máu ít đi về cả số lượng và chất lượng khiến cho việc vận chuyển oxy cung cấp cho các cơ quan bị thiếu không loại trừ bộ não mà gây ra bệnh.

Các biến chứng

Thiểu năng tuần hoàn não không chỉ làm suy giảm chất lượng cuộc sống mà còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác:

  • Mất ngủ, hay thức giấc vào ban đêm, gặp ác mộng.
  • Mất thăng bằng, dễ ngã.
  • Triệu chứng của bệnh kéo dài gây ra cảm giác buồn nôn hoặc nôn dữ dội. Kèm theo sợ ánh sáng, tiếng ồn.
  • Sa sút trí tuệ, sức khỏe suy giảm.
  • Tăng khả năng mắc các bệnh lý khác như Alzheimer, Parkinson, thiếu máu não,…
  • Nguy cơ bị đột quỵ, tai biến mạch máu não và tử vong.

Cách phòng ngừa:

Hiện nay, việc điều trị thiểu năng tuần hoàn não chủ yếu là dùng thuốc để làm giảm các triệu chứng cụ thể như: thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng đau đầu, thuốc tiêu huyết khối giúp tan cục máu đông, thuốc giãn mạch máu não,…

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như xoa bóp, bấm huyệt,… và xây dựng, duy trì lối sống lành mạnh như:

  • Chế độ sinh hoạt khoa học: Đi ngủ trước 22 giờ, ngủ đủ 8 tiếng/ngày;  tăng cường nghỉ ngơi, thư giãn; tránh căng thằng, suy nghĩ nhiều.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Ăn nhiều rau, quả, cá tươi, hạn chế thịt, không nên ăn mỡ động vật và những loại đồ uống chứa cồn như bia, rượu,…
  • Thường xuyên vận động: việc tập luyện thể dục thể thao có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần giúp giảm căng thẳng thần kinh.

Thiểu năng tuần hoàn não tiềm ẩn rất nhiều những nguy cơ khó lường, cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên đột quỵ, động kinh, Parkinson. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh lại rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Do đó tất cả chúng ta cần cảnh giác trước những triệu chứng của bệnh. Ngoài những phương pháp điều trị đã nêu ở trên, các chuyên gia cũng khuyên người bị thiểu năng tuần hoàn não nên sử dụng thêm những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng do thiểu năng tuần hoàn não gây ra một cách hiệu quả nhất.

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MINH TRÍ NÃO QT

Thành phần

STTThành phầnTên khoa họcHàm lượng
1Cao bạch quảGinkgo Biloba120mg
2Nattokinase 150 FU (tương đương 7,5mg)
3Cao Đan sâmSalvia miltiorrhiza20mg
4Cao Đinh lăngPolyscias fruticosa20mg
5Citicoline Natri 5mg
6Coenzym CoQ10 1,25mg
7Vitamin B1Thiamine1,25mg
8Vitamin B6Pyridoxine1,25mg
9Magie Oxyd 15mg

Phụ liệu: Dầu đậu nành, dầu cọ, sáp ong trắng, lecithin, gelatin, glycerin, sorbitol, vanillin, titan dioxyd, nipagin, nipasol, màu Green S vừa đủ 1 viên.

Phân tích thành phần

Nhóm 1 – Các thành phần chính tạo nên tác dụng – Cao bạch quả, Nattokinase, Cao đinh lăng, Vitamin B1 và B6.

Nhóm 2 – Các thành phần khác – Cao đan sâm, Citicoline Natri, Magie Oxyd.

Cơ chế tác dụng

Nhóm 1 – Các thành phần chính tạo nên tác dụng

Bạch quả

Bạch quả (Ginkgo Biloba) chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa flavonoid và terpenoid (ginkgolide, bilobalide) có tác dụng bảo vệ tế bào trước những tác nhân gây hại như các gốc tự do, đồng thời cải thiện tuần hoàn máu ở cả não và cơ thể.

Các nhà khoa học đã chứng minh các thành phần trong lá bạch quả có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường dẫn truyền thần kinh trong não, tăng trí nhớ và độ tập trung giúp cho người cao tuổi khôi phục trí nhớ, trị chứng ngủ gật, mất ngủ, trí nhớ kém, hay cáu gắt của người cao tuổi.

Hai hoạt chất ginkgolide B và sesquiterpene bilobalide trong chiết xuất bạch quả làm tăng tuần hoàn máu não, tăng sức chịu đựng của mô khi thiếu oxy, được coi như là những chất bảo vệ thần kinh, chống oxy hóa, chống gốc tự do, ổn định màng và ngăn cản yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF). Những tác dụng dược học khác gồm làm thư giãn nội mô qua sự ngăn chặn phosphodiesterase, ngăn chặn mật độ nhầy của thụ thể choline gây nhầy, thụ thể gây tiết adrenaline, kích thích tái hấp thu choline, ngăn cản sự đóng tụ mảng beta amyloid.

Ngoài ra một số sản phẩm chiết xuất từ bạch quả còn được sử dụng để điều trị chóng mặt và ù tai, tổn thương võng mạc do căn nguyên thiếu máu, tắc nghẽn động mạch chi dưới mạn tính, hỗ trợ cho bệnh nhân bị bệnh Alzheimer, các rối loạn tâm thần tập tính. Theo một số nghiên cứu, trong một vài trường hợp, bạch quả còn có thể cải thiện đáng kể sự tập trung ở các cá nhân khỏe mạnh, tác dụng gần như là ngay tức thì và đạt tới đỉnh điểm trong vòng 2,5h sau khi dùng.

Nattokinase

Nattokinase một enzyme vàng đối với não bộ và sức khỏe tim mạch, được chiết xuất từ đậu tương lên men – một món ăn bổ dưỡng, an toàn và là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ các bệnh mạch máu, tim mạch. Nattokinase khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng làm sạch máu, giúp máu lưu thông lên não dễ dàng hơn, đồng thời phòng ngừa và phá tan cục máu đông – tác nhân chủ yếu gây thiểu năng tuần hoàn não.

Các cục máu đông được hình thành khi fibrin tích tụ trong mạch và dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, đau tim, hoặc dẫn đến sự lão suy và đột quỵ não. Nattokinase trực tiếp làm tiêu sợi fibrin, đồng thời kích thích cơ thể tăng cường sản xuất plasmin (enzyme duy nhất trong cơ thể có khả năng làm tiêu huyết khối) và ức chế plasminogen activator PAL-1 (thành phần hạn chế hoạt động của plasmin). Do đó Nattokinase không những làm tan cục máu đông đã hình thành mà còn hoạt động như một thành phần chống hình thành cục máu đông. Nhờ đó mà Nattokinase cũng có tác dụng giúp phòng ngừa hiệu quả các tai biến, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, não.

Ngoài ra Nattokinase còn giúp cải thiện trí nhớ nhờ Phosphatydyl Serine (PS) – thành phần chiết xuất từ đậu của Lipogen và đóng vai trò quan trọng quyết định chức năng nhận thức của não bộ. PS đã được FDA Mỹ cấp giấy chứng nhận có tác động tích cực tới não, giúp cải thiện trí nhờ và ổn định tâm lý.

Đinh lăng

Các nhà khoa học đã tìm thấy trong vỏ và lá Đinh lăng có các loại alkaloid, glycosid, saponin, phytosterol, tanin, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, các acid amin quan trọng (bao gồm lycin, cysteine, methionin), nhiều nguyên tố vi lượng khác và 21,1% đường. Trong lá Đinh lăng còn có saponin triterpen (1,65%), một genin đã xác định được là acid oleanolic.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu dược lý, Viện Y học quân sự Việt Nam năm 1964 cho thí nghiệm trên người thấy với liều 0,23 đến 0,50g bột đinh lăng dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu nhẹ độ (300) thì có kết quả tăng sức dẻo dai của cơ thể như khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Bên cạnh đó dung dịch cao Đinh lăng còn có tác dụng:

  • Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, beta và giảm tỉ lệ sóng delta; tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng.
  • Tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ.
  • Tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt.

Nhìn chung, dưới tác dụng của cao Đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.

Vitamin nhóm B

Vitamin B1 còn được gọi là thiamine, là một trong 8 loại vitamin B thiết yếu có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Vitamin này được sử dụng bởi hầu hết các tế bào và chịu trách nhiệm chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. Khi nồng độ vitamin B1 thấp, các bộ phận như não, tim, các mô và nhiều cơ quan khác đều bị ảnh hưởng. Cơ, xương, tim, gan, thận và đặc biệt não là những bộ phần đòi hỏi cần phải cung cấp lượng vitamin B1 cao. Do đó việc thiếu hụt vitamin này gây thoái hóa các dây thần kinh ngoại vi và các bộ phận của não, bao gồm đồi não và tiểu não. Thiếu hụt cũng có thể làm giảm lưu lượng máu, gây lực cản mạch máu, phù và làm giãn cơ tim.

Vitamin B6 còn gọi là pyridoxine, là một trong những vitamin có trong họ vitamin B phức tạp (Vitamin B-complex). Tất cả các vitamin B, bao gồm vitamin B6, đóng một vai trò thiết yếu trong một loạt các chức năng thể chất và tâm lý. Vitamin B6 gồm một số dẫn xuất, bao gồm pyridoxal, pyridoxal 5-phosphate và pyridoxamine. Các hợp chất này đều liên quan đến nhiều chức năng sinh học của thần kinh, tuần hoàn, thể chất. Việc thiếu vitamin này thường đi đôi với thiếu vitamin B khác, đặc biệt là Vitamin B9 và B12. Vitamin B6 được chứng minh có cùng tác dụng với folate (vitamin B9) và vitamin B12 để kiểm soát nồng hồ homocysteine cao trong máu. Nồng độ homocysteine tăng cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim và mạch máu. Do đó việc bổ sung đủ lượng vitamin B6 góp phần làm giảm nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh tim mạch, cũng như đột quỵ.

Nhóm 2 – Các thành phần khác

Ngoài những thành chính tạo nên tác dụng của sản phẩm, Minh Trí Não QT còn là sự phối hợp hoàn hảo với rất những thành phần khác, giúp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh tim mạch và các biến chứng có thể gặp phải do thiểu năng tuần hoàn não.

Magnesi Oxyd

Magie là một trong những khoáng chất có vai trò quan trọng đối với con người, tham gia vào khoảng 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Magie còn ảnh hưởng đến hoạt động của tim, có tác dụng làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim trong lúc cơ thể nghỉ ngơi cũng như trong lao động, tập luyện; tăng cường chức năng tim và phòng ngừa các bệnh tim mạch. Việc thiếu magie gây nên các tác động không tốt đến sức khỏe động mạch. Nồng độ magie thấp có thể là nguyên nhân khiến cho các động mạch bị vôi hóa, do magie là tác nhân giúp cân bằng lượng calci trong cơ thể. Khi thiếu hụt nguyên tố này, động mạch mất đi tính đàn hồi, trở nên vôi hóa và cuối cùng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là ngưng tim và đột quỵ.

Coenzym Q10

 Coenzyme Q10 (ubiquinone) đảm trách nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là vận chuyển proton và điện tử trong quá trình sinh tổng hợp năng lượng ATP ở ty thể của tế bào, để cung cấp cho cơ tim và các mô khác của cơ thể hoạt động. Quá trình sử dụng năng lượng ở nhân tế bào là rất quan trọng, tế bào cơ tim có nhu cầu năng lượng cao nên rất nhạy cảm với sự thiếu hụt CoQ10 do các bệnh tim. CoQ10 có vai trò tiềm ẩn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tim bằng cách cải thiện việc sản xuất năng lượng sinh học tế bào. Ngoài ra, nó còn là một chất chống oxy hoá, loại bỏ gốc tự do và làm giãn mạch. Nó ức chế quá trình oxy hóa LDL nên ức chế sự tiến triển của xơ vữa động mạch. Đồng thời làm giảm các cytokine tiền viêm và làm giảm độ nhớt máu, điều này rất hữu ích cho bệnh nhân suy tim và bệnh động mạch vành. Nó cũng cải thiện thiếu máu cục bộ và tổn thương do sự tái tưới máu ở bệnh mạch vành. Sự cải thiện có ý nghĩa đã được quan sát thấy trong các thông số lâm sàng, huyết động học và khả năng chịu đựng khi tập thể dục ở những bệnh nhân dùng CoQ10 bổ trợ với liều từ 60 đến 200 mg mỗi ngày trong các thử nghiệm khác nhau ở bệnh nhân suy tim, cao huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ và các bệnh tim khác. Gần đây người ta đã tìm thấy vai trò CoQ10 là một dự báo độc lập về tử vong trong suy tim sung huyết. Nó cũng hữu ích trong điều trị các chứng chóng mặt và hội chứng giống Meniere, bằng cách cải thiện hệ thống miễn dịch. Nghiên cứu sâu hơn sẽ xác định vai trò của CoQ10 trong việc điều trị các bệnh tim mạch.

Citicoline Natri

Citicoline là chất trung gian giúp kích thích tổng hợp các phospholipid trong màng tế bào. Chất này có cấu tạo myelin bao bọc các dây thần kinh giúp cho việc dẫn truyền các tín hiệu thần kinh dưới dạng các xung động điện thông suốt lên não, giúp cho hoạt động của trí não nhạy bén hơn. Citicoline được dùng trong các bệnh Alzheimer và các dạng bệnh mất trí khác, chấn thương đầu, bệnh mạch máu não như đột quỵ, mất trí nhớ liên quan đến tuổi tác, bệnh Parkinson, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và tăng nhãn áp.

Đan sâm

Trong Đan sâm có các hoạt chất có tác dụng sinh học chính gồm: các hợp chất diterpen, trong đó các hợp chất quan trọng là danshensu, tanshinon IIA, cryptotanshinon và acid salvianolic A, B. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, đan sâm có tác dụng khá phong phú đối với hệ tim mạch: làm giãn và tăng lưu lượng động mạch vành tim; cải thiện vi tuần hoàn, phòng chống tích cực tình trạng thiếu máu và hoại tử cơ tim, làm chậm nhịp tim; nâng cao sức chịu đựng của tế bào cơ tim trong điều kiện thiếu oxy; điều chỉnh rối loạn lipid máu, ức chế và làm chậm quá trình hình thành các mảng vữa xơ động mạch; ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, chống đông máu… Trên cơ sở đó, việc sử dụng đan sâm và các chế phẩm của nó để phòng chống khá hiệu quả các bệnh lý tim mạch như thiểu năng mạch vành, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não, tai biến mạch máu não, viêm động tĩnh mạch, xuất huyết võng mạc…là hoàn toàn phù hợp và có cơ sở khoa học chắc chắn.

Qua nghiên cứu cho thấy, hiệu quả của dịch chiết Đan sâm lên hệ tim mạch (in vitro, in vivo) bao gồm ức chế ngưng tập tiểu cầu, tăng lưu lượng máu, cải thiện chức năng tâm trương (thất trái) ở bệnh nhân tăng huyết áp. Đan sâm cũng làm giảm sự sản xuất fibrin nên có tác dụng giảm sự hình thành cục máu đông và làm tan huyết khối.

Công dụng

Hỗ trợ tăng cường tuần hoàn não, giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, tê bì tay chân và suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ.

Hỗ trợ cải thiện các di chứng sau tai biến mạch máu não.

Đối tượng sử dụng

Người có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai do thiểu năng tuần hoàn não

Cách dùng

  • Trẻ em >12 tuổi và người lớn: Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày. Uống sau ăn
  • Uống 2 viên trước khi đi tàu xe 1-2 giờ.

ĐKSP: 7953/2018/ĐKSP

GPQC: 02111/2019/XNQC

Lưu ý:

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

Không dùng cho phụ nữ có thai, rong kinh, đang hành kinh, người chảy máu, người chuẩn bị phẫu thuật, người xuất huyết não.

Thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm: CÔNG TY TNHH TM QUYẾT THẤNG

Địa chỉ: số 13 ngõ Thái Thịnh 1, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, TP Hà Nội

Hotline: 0911 36 88 66

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi cho QT Pharma
Gọi cho QT Pharma

Chat Zalo
Chat Zalo

Gửi Mail
Gửi Mail