Sa sút trí tuệ là gì?
Sa sút trí tuệ (Dementia) mô tả một hội chứng với nhiều triệu chứng như suy giảm trí nhớ, suy nghĩ, hành vi và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Đây không phải là một bệnh cụ thể, nhưng một số bệnh khác nhau cũng có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ.
Sa sút trí tuệ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng ảnh hưởng chủ yếu đến người cao tuổi. Nó chiếm hơn một nửa số ca nhập viện tại nhà dưỡng lão. Bệnh Alzheimer là dạng phổ biến nhất và có thể chiếm 60-70% các trường hợp
Tùy thuộc vào nguyên nhân, một số triệu chứng sa sút trí tuệ có thể hồi phục.
Triệu chứng và dấu hiệu của sa sút trí tuệ
Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến chứng sa sút trí tuệ có thể được hiểu theo ba giai đoạn.
Giai đoạn đầu:
Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường biểu hiện những triệu chứng phổ biến như: hay quên, không rõ ngày tháng, cảm thấy lạc lõng giữa những nơi quen thuộc. Ở giai đoạn này, các biểu hiện xuất hiện với tần suất thấp, không rõ ràng nên rất dễ lầm tưởng với các triệu chứng “đãng trí” bình thường chẳng hạn như phụ nữ hay quên sau sinh do thiếu sắt hoặc khả năng nhớ kém hơn khi về già.
Giai đoạn giữa:
Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh tiến triển khá nhanh đến giai đoạn thứ 2. Các dấu hiệu và triệu chứng trở nên rõ ràng hơn bao gồm không thể nhớ các sự kiện gần chẳng hạn như không nhớ mình đã ăn hay chưa, không nhớ tên mọi người. Thậm chí bệnh nhân còn hay đi lang thang, vô định, hoặc thường xuyên lặp đi lặp lại những câu hỏi giống nhau.
Giai đoạn muộn:
Giai đoạn muộn của bệnh, người bệnh gần như sống phụ thuộc vào người chăm sóc vì không thể tự thực hiện các hoạt động chăm sóc cá nhân.
Các triệu chứng bao gồm rối loạn trí nhớ nghiêm trọng, không biết về thời gian và địa điểm, khó nhận ra người thân và bạn bè, ngày càng cần người khác chăm sóc cho mình, gặp khó khăn khi đi bộ, thường xuyên kích động và gây hấn.
Nguyên nhân của sa sút trí tuệ
Chứng sa sút trí tuệ là do tổn thương hoặc mất các tế bào thần kinh và các kết nối giữa chúng ở trong não. Tùy thuộc vào khu vực não bị ảnh hưởng mà dẫn đến các triệu chứng khác nhau.
Chứng sa sút trí tuệ (không thể đảo ngược- do nguyên nhân thoái hóa)
Hay còn gọi là chứng sa sút trí tuệ tiến triển. Chứng sa sút trí tuệ tiến triển có nhiều nguyên nhân. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:
- Bệnh Alzheimer: là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ. Bệnh nhân mắc Alzheimer có các mảng Amyloid và các búi sợi tơ thần kinh trong não. Những khối này làm hỏng các tế bào thần kinh khỏe mạnh và các sợi kết nối chúng.
- Sa sút trí tuệ do mạch máu: Đây là loại sa sút trí tuệ phổ biến thứ hai do tổn thương các mạch cung cấp máu cho não. Các vấn đề về mạch máu có thể gây đột quỵ hoặc làm tổn thương não theo những cách khác, chẳng hạn như làm hỏng các sợi trong chất trắng của não.
- Sa sút trí tuệ thể Lewy: Những khối protein bất thường giống như quả bóng hình thành trong não gây sa sút trí tuệ.
- Sa sút trí tuệ hỗn hợp: Có nguyên nhân do mắc nhiều loại bệnh cùng lúc ở người cao tuổi như mắc bệnh Alzheimer cùng với sa sút trí tuệ mạch máu.
- Chấn thương sọ não (TBI): Tình trạng này thường do chấn thương đầu lặp đi lặp lại.Các triệu chứng của bệnh có thể không xuất hiện ngay sau chấn thương mà phải đến nhiều năm sau mới bộc phát.
- Bệnh Parkinson: Nhiều người bị bệnh Parkinson cuối cùng phát triển các triệu chứng sa sút trí tuệ
Chứng sa sút trí tuệ không do thoái hóa hệ thần kinh
Một số nguyên nhân của chứng sa sút trí tuệ có thể đảo ngược bao gồm:
- Nhiễm trùng và rối loạn miễn dịch:
- Các vấn đề về trao đổi chất và bất thường nội tiết:
- Thiếu hụt dinh dưỡng: Tình trạng mất nước; thiếu hụt vitamin B1, B6, B12, vitamin E, đồng trong chế độ ăn uống có thể gây ra các triệu chứng giống như sa sút trí tuệ.
- Tác dụng phụ của thuốc: Tác dụng phụ của thuốc, phản ứng với thuốc hoặc tương tác của một số loại thuốc
- Máu tụ dưới màng cứng
- Nhiễm độc
- U não: Khối u não có thể gây tổn thương các thần kinh dẫn đến sa sút trí tuệ.
- Thiếu oxy: Khi các mô cơ quan không nhận đủ oxy như mắc chứng ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng, hen suyễn, đau tim, ngộ độc khí carbon monoxide… có thể dẫn đến sa sút trí tuệ.
- Não úng thủy bình thường: Tình trạng này là do các tâm thất trong não mở rộng, có thể gây ra các vấn đề về đi lại, khó tiểu và sa sút trí tuệ.
Phòng ngừa sa sút trí tuệ
Không có phương pháp nào để ngăn ngừa hoàn toàn chứng sa sút trí tuệ, nhưng có một số cách có thể thực hiện để làm hạn chế mắc bệnh hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh này.
Thực hiện các hoạt động kích thích não bộ
- Các hoạt động như đọc, giải câu đố, chơi trò chơi chữ, rèn luyện trí nhớ có thể trì hoãn khởi phát của bệnh và giảm tác động của nó đến cơ thể.
- Tăng cường hoạt động thể chất và tương tác xã hội. Người bệnh nên di chuyển nhiều hơn và tập thể dục khoảng 150 phút mỗi tuần.
Xây dựng chế độ sống khoa học, lành mạnh
- Bỏ hút thuốc lá. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc ở tuổi trung niên trở lên có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ và các bệnh về mạch máu. Bỏ hút thuốc có thể làm giảm nguy cơ và cải thiện sức khỏe của bạn.
- Cung cấp đủ vitamin và dưỡng chất cho cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy những người có lượng vitamin D trong máu thấp có nhiều khả năng mắc bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học để có một giấc ngủ tốt.
- Sử dụng các sản phẩm giúp hoạt huyết, tăng cường lưu lượng máu não, cải thiện chức năng của mạch máu não như Hoạt huyết Tiền đình T250. Hoạt huyết Tiền đình T250 giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng như suy giảm tập trung, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, lú lẫn, lo âu, chóng mặt, ù tai, nhức đầu do thiểu năng tuần hoàn não.
Xem thông tin chi tiết về sản phẩm tại Fanpage hoặc Website Duocquyetthang.com
Quản lý các yếu tố nguy cơ tim mạch
Tuân thủ điều trị và quản lý tốt các bệnh như huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường và giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức bình thường. Huyết áp cao có thể dẫn đến nguy cơ mắc một vài chứng mất trí nhớ.
Nguồn: tamanhhospital