Phong thấp và Pheretima

PHONG THẤP LÀ GÌ?

  1. Khái niệm

Phong thấp là một trong những bệnh lý về khớp phổ biến nhất. Bệnh thường gặp ở người có độ tuổi trung niên và người cao tuổi, với các biểu hiện như sưng, nóng, đỏ, đau ở gân, xương khớp và bắp thịt.

Trong Tây y, phong thấp là thuật ngữ dùng chung cho những bệnh lý gây đau nhức cơ thể, bao gồm viêm khớp dạng thấp, thấp khớp, viêm khớp, loãng xương, thoái hoá khớp,… gây ra do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như tuổi tác, di truyền, tính chất công việc,…

Bệnh không có yếu tố lây nhiễm nhưng xảy ra ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Trong đó, những người ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi là nhóm đối tượng dễ bị tê thấp nhất. Ngoài ra, bệnh còn dễ xảy ra ở những người thường xuyên tiếp xúc với không khí lạnh, lao động chân tay hoặc gắng sức, người có cơ thể gầy yếu, suy nhược,…

2. Nguyên nhân

Bệnh phong thấp khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau.

  • Theo Đông y

Phong thấp xảy ra khi chức năng đề kháng suy giảm, khiến phong, hàn và thấp xâm nhập qua nang lông, da, đến kinh lạc và di chuyển khắp cơ thể. Điều này khiến kinh mạch tắc nghẽn, khí huyết rối loạn, cuối cùng sinh ra ứ trệ và dẫn đến phong thấp.

  • Theo Tây y

Nguyên nhân gây phong thấp theo Tây y vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra do các phản ứng miễn dịch tự thân gây ra. Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể, nhưng vì một rối loạn nhất định, chúng lại tấn công lớp màng bao quanh khớp, tế bào sụn và xương dưới sụn, điều này dẫn đến viêm khớp và phá huỷ khớp.

Một số yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng này bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: tiền sử gia đình có người mắc phong thấp hoặc có vấn đề liên quan đến cơ chế tự miễn.
  • Nồng độ hormon: sự chênh lệch nồng độ hormon giữa nam và nữ là một trong những nguyên nhân gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh tê thấp. Nữ giới trước thời kì mãn kinh có tỉ lệ mắc cao hơn khá nhiều so với nam giới cùng tuổi. Sự sụt giảm estrogen cũng làm tăng nguy cơ tổn thương, viêm đa khớp và thoái hoá khớp.
  • Tuổi tác: sự thoái hoá khớp, xương cùng dây chằng và các mô mềm diễn ra theo độ tuổi. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp mạn tính càng cao.
  • Thời tiết thay đổi: nhiệt độ thấp có thể kích thích và làm co các mạch máu. Điều này làm qúa trình lưu thông máu và oxy đến khớp bị ảnh hưởng, giảm khả năng tiết dịch nhờn ở khớp. lâu ngày ổ khớp khô cứng, nhạy cảm, khó vận động và đau nhức.
  • Tính chất công việc: Nguy cơ tê thấp thường cao hơn ở những người có công việc chân tay, làm việc gắng sức hoặc lao động nặng nhọc, làm việc trong môi trường độ ẩm cao,…

3. Triệu chứng thường gặp

Bệnh phong thấp có triệu chứng đa dạng, bao gồm các triệu chứng viêm khớp, toàn thân và của cả các cơ quan khác

  • Các triệu chứng tại khớp gồm: cứng khớp, viêm khớp với biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau. Thường gặp ở khớp cổ tay, khớp giữa bàn tay và ngón tay, khớp liên đốt gần. Các khớp thường đối xứng nhau. Về lâu dần dễ bị biến dạng khớp.
  • Các triệu chứng toàn thân: sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, đau nhức toàn thân,…
  • Các biểu hiện khác có thể gặp: nổi nốt thấp quanh khớp; giảm tiết dịch gây mắt khô, giảm tiết nước bọt; tim đập nhanh, loạn nhịp… các triệu chứng và dấu hiệu sẽ trầm trọng theo thời gian. Do đó, nếu phát hiện bệnh càng sớm, tổn thương xương khớp càng ít và hiệu quả điều trị càng cao.

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE PHERETIMA

  1. Thành phần

400mg cao khô hỗn hợp chiết xuất từ

STTThành phầnTên khoa họcHàm lượng
1NghệCurcuma Domestica1000 mg
2Địa longPheretima Asiatica Michaelsen1000 mg
3Đinh lăngPolyscias Fruticosa800 mg
4Ngưu tấtAchyranthes Bidentata500 mg
5Đương quyAngelica Spp500 mg
6Xuyên khungConioselinum Univittatum300 mg
7Hồng hoaCarthaus Tinctorius300 mg
8Phụ liệuTinh bột, lactose, talc, Magnesium Stearate, vỏ nang gelatinVừa đủ 1 viên

Khối lượng trung bình 600mg/viên ± 7,5%

2. Cơ chế tác dụng

Các thành phần chính trong sản phẩm tạo nên công dụng nhờ tác dụng chống viêm, giảm đau, kết hợp với tăng cường lưu thông khí huyết, trừ phong thấp.

ĐỊA LONG

Địa long hay còn gọi là giun đất, khưu dẫn. Đây là vị thuốc được ứng dụng từ rất sớm trong y học cổ truyền để chữa bệnh. Địa long có chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khoẻ như: các muối vô cơ, các acid amin và vitamin cần thiết cho cơ thể,…

Theo đông y, Địa long có vị mặn, tính hàn, quy vào các kinh can tỳ phế vị thận, có tác dụng thanh nhiệt tức phong, bình suyễn, thông mạch khu phong, trừ thấp lợi thuỷ, chủ trị các chứng như nóng sốt, cơn suyễn, phong thấp nhiệt tý, phong hàn thấp tý, trúng phong bán thân bất toại, gãy xương sưng đau,…

Ngoài những tác dụng như hạ nhiệt an thần, giãn phế quản, hạ huyết áp, chống co giật,… thì do có nhân purin nên Địa long còn có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, thường dùng cho các chứng bệnh thấp nhiệt trở lạc, đau khớp, sưng nóng đỏ đau,… Nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất Địa long có khả năng giảm viêm, chống viêm tốt hơn thuốc đặc trị kháng viêm không steroid Indomethacin.

Trong Địa long còn chứa protein Lumbrokinase (LK) có tác dụng thủy phân fibrin. LK phá hủy cục máu đông thông qua 2 cơ chế chính:

  • Enzym LK có tác dụng thủy phân trực tiếp fibrin
  • Hoạt hóa Plasminogen thành Plasnmin tương tự như tPA (tissue Plasminogen Activator), từ đó plasmin thủy phân fibrin.

Do đó, LK có khả năng đánh tan cặn máu hoặc khối máu đông trong mạch máu chỉ khi có sự xuất hiện của Fibrin. Vậy nên protein LK có lợi thế hơn Streptokinase và Urokinase là không gây hiện tượng xuất huyết khi giảm đông máu. Với tác dụng kép như trên, LK ngày càng được sử dụng rộng rãi trong chống huyết khối, hỗ trợ sự lưu thông máu do có hiệu quả cao và an toàn cho người bệnh.

NGHỆ

Nghệ có hoạt tính chống viêm cấp và mạn tính trong các mô hình gây phù bàn chân và gây u hạt thực nghiệm trên chuột cống trắng. Đồng thời, tinh dầu nghệ có hoạt tính chống viêm khớp thực nghiệm, hoạt tính này có thể do ức chế các enzym trypsin và hyaluronidase.

Thành phần hoá học chính quan trọng nhất trong nghệ là Curcuminoid (6%), đây là thành phần tạo màu vàng cho nghệ, trong đó lượng Curcumin chiếm khoảng 70-80% khối lượng. Trong thân rễ nghệ còn chứa tinh dầu (2-7%) với các thành phần chính là Artumeron, Zingberen, Borneol. Cần nhấn mạnh đến hợp chất Curcuminoid do đây là hợp chất mang lại nhiều công dụng nhất trong giới Y học thể giới.

Curcumin trong nghệ có tác dụng chính là chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên, đồng thời là chất chống oxy hoá rất mạnh. Đặc biệt, bệnh nhân viêm khớp đáp ứng rất tốt với việc bổ sung curcumin. Các nghiên cứu trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đã cho thấy rõ curcumin với hoạt tính chống viêm mạnh, đã rất hữu ích trong các trường hợp này, thậm chí còn cho hiệu quả cao hơn so với các thuốc chống viêm khác. Hiệu quả của curcumin trong viêm khớp cũng đã được xem xét và ghi nhận sự cải thiện nhiều triệu chứng khác nhau như cải thiện được sự co cứng cơ buổi sáng, tình trạng sưng khớp và tăng thời gian đi bộ.

ĐINH LĂNG

Đinh lăng được ví như cây nhân sâm của Việt Nam, là vị thuốc quý chữa tê thấp, đau lưng, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức khoẻ.

Rễ Đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, giúp đả thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Đặc biệt, rễ đinh lăng được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh liên quan đến thoái hoá xương khớp như thoái hoá cột sống cổ, thoái hoá cột sống thắt lưng,… Phần rễ cây Đinh lăng chứa nhiều saponin, các vitamin B1, B2, C và hơn 20 loại acid amin. Thành phần này có tác dụng tăng cường sức khoẻ, nâng cao sức đề kháng cơ thể nói chung và tăng cường sự dẻo dai, chắc chắn cho hệ thống xương khớp nói riêng.

Bên cạnh đó, lá và thân Đinh lăng cũng giúp bồi bổ xương khớp, đả thông huyết mạch, làm giảm sự ách tắc gây đau nhức các khớp do thoái hoá xương khớp gây nên.

Nhờ đó mà Đinh lăng thường được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền, vừa bồi bổ sức khoẻ, vừa hỗ trợ điều trị các bệnh do tuổi già như sưng đau cơ khớp, tê khớp, đau lưng mỏi gối, tê nhức chân tay và phong thấp.

NGƯU TẤT

Ngưu tất có vị đắng chua, tính bình, không độc, quy vào hai kinh can và thận. Dạng tươi có tác dụng hành huyết tán ứ, tiêu ung lợi thấp. Dạng chín có tác dụng bổ can, ích thận, cường gân tráng cốt.

Trong rễ Ngưu tất có chứa khoảng 4,04% saponin và một chất saponin khi thuỷ phân sẽ cho ra acid oleanolic và galactose, rhamnose, glucose. Ngoài ra, trong rễ còn có ecdysteron, inokosteron và muối kali. Rễ ngưu tất còn có một peptid-polysaccharid bao gồm glycin, serin, acid glutamic và acid aspartic, chất này có tác dụng miễn dịch.

Ngưu tất có tác dụng chống viêm rõ rệt đối với giai đoạn cấp và mạn tính của phản ứng viêm thực nghiệm. Rễ Ngưu tất có tác dụng mạnh hơn khoảng 4 lần so với rễ Cỏ xước.

Các chế phẩm Solamin và Ngưu linh thiêm có trong Ngưu tất và một số dược liệu khác được áp dụng để điều trị thấp khớp cho kết quả chống viêm và giảm đau rõ rệt trên lâm sàng. Tác dụng tốt và tương đối nhanh đối với đau lưng cấp do sang chấn. Tác dụng điều trị tương đối tốt trong trường hợp viêm đa khớp dạng thấp chưa có biến dạng về khớp và đối với chứng đau nhức khớp đơn thuần.

Do đó, Ngưu tất được áp dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp, chữa phong hàn tê thấp, viêm khớp, đau khớp, đau lưng mỏi gối, phong thấp, bại liệt,…

ĐƯƠNG QUY

Đương quy có chứa nhiều tinh dầu (0,2 – 0,4%), coumarin, acid amin, và nhiều vitamin khác như các vitamin nhóm B, vitamin E tốt cho sức khỏe. Trong đó, vitamin B12 đóng vai trò trong các hoạt động của các tế bào xương, hình thành xương và sản xuất tế bào máu đỏ, tất cả đều ảnh hưởng đến sức khỏe của xương.

Đương quy có vị ngọt cay, tính ôn, quy vào kinh tâm, can và tỳ, có tác dụng trị đau nhức xương khớp hiệu quả. Ngoài ra Đương quy còn có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết,…

Theo y học hiện đại, Đương quy có tác dụng chống viêm, tăng cường sức đề kháng do kích thích miễn dịch, hoạt hóa tế bào lympho B và T, làm tăng sinh kháng thể. Rễ Đương quy có tác dụng chống viêm đối với cả hai giai đoạn cấp và mạn tính của phản ứng viêm thực nghiệm, không gây teo tuyến ức ở chuột con. Như vậy, Đương quy có đặc điểm tác dụng chống viêm tương tự như các thuốc chống viêm không steroid khác, tác dụng chống viêm không kèm theo tác dụng ức chế miễn dịch.

Đương quy là vị thuốc dùng rất phổ biến trong đông y, ngoài những công dụng giúp hoạt huyết, bồi bổ cơ thể, đương quy còn được dùng trong các trường hợp đau lưng, chân tay đau nhức lạnh, tê bại, viêm khớp và phong thấp.

XUYÊN KHUNG

Thành phần chính chủ yếu chứa alkaloid bay hơi và tinh dầu, nhiều phtalid như ligustilid, butylphtalid, butylidenphtalid, hợp chất có N như ligustrazin, adenine, adenosine,…

Hoạt chất ligustrazin phân lập từ xuyên khung ức chế sự kết tập tiểu cầu và có thể có khả năng dịch chuyển Ca2+ khỏi màng tiểu cầu, giúp dự phòng tạo cục máu đông ở động mạch. Các nghiên cứu cho thấy xuyên khung có tác dụng tốt trên việc ức chế sự kết tập tiểu cầu, ức chế tổng hợp thromboxan và tăng cường khả năng biến dạng của hồng cầu. Nhờ đó mà tạo nên công dụng chống đông máu, giúp hoạt huyết,  có tác dụng tốt trong điều trị bệnh tắc mạch máu não

Theo đông y, Xuyên khung có vị cay mùi thơm, tính ấm, quy vào kinh can, đởm, tâm bào, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, trừ phong thấp và giảm đau, được dùng trong các bài thuốc chữa thiếu máu, ứ huyết, khí huyết kém lưu thông, viêm đa khớp dạng thấp và phong thấp nhức mỏi.

HỒNG HOA

Vị cay tính ấm. Quy 2 kinh Tâm, Can.
Tác dụng họat huyết, khu ứ, thông kinh. Chủ trị các chứng đau kinh, kinh bế, sau sanh đau bụng, đau do ứ huyết, các chứng trưng hà tích tụ, đau khớp ban chẩn.

3. Ưu điểm

Pheretima với nguồn nguyên liệu chiết xuất từ các loại dược liệu quý phối hợp với nhau tạo nên công dụng giúp hành khí, hoạt huyết, giảm sự ứ tắc, tăng cường lưu thông khí huyết, đồng thời kết hợp với tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch giúp giảm tình trạng đau nhức do phong thấp, viêm khớp, thoái hóa khớp,…

Thành phần từ 100% nguyên liệu tự nhiên không chỉ mang lại hiệu quả cao, mà còn đảm bảo  độ an toàn cho người dùng.

Đồng thời, sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP cùng đội ngũ nhân viên thành thạo, chuyên nghiệp giúp xây dựng, kiểm soát và chuẩn hóa quá trình sản xuất để đảm bảo được chất lượng sản phẩm, độ an toàn và hiệu quả sử dụng một cách tốt nhất cho người sử dụng.

4. Thông tin sản phẩm

CÔNG DỤNG

Giúp lưu thông khí huyết, hỗ trợ mạnh gân cốt, giúp giảm đau nhức mỏi vai gáy, khớp xương do phong thấp, khí huyết ứ trệ, thoái hoá xương khớp.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

Dùng cho người thoái hoá cột sống, khớp xương, khí huyết lưu thông kém có biếu hiện: đau nhức khớp xương, tê bì tay chân đau mỏi vai gáy, thắt lưng – cột sống.

CÁCH DÙNG

Trẻ em trên 15 tuổi và người lớn: uống 1 viên/lần x 2-3 lần/ngày.

Nên dùng 3-6 tháng để đạt hiệu qủa tốt.

BẢO QUẢN

Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp

Để xa tầm tay trẻ em

TIÊU CHUẨN: TCCS

SỐ ĐKSP: 1398/2021/XNQC-ATTP

LƯU Ý

Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phảm.

Thực phảm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi cho QT Pharma
Gọi cho QT Pharma

Chat Zalo
Chat Zalo

Gửi Mail
Gửi Mail