Những điều bạn chưa biết về giun đất đối với sức khỏe con người

Giun đất là loài động vật ruột khoang, sinh sống nhiều ở các vùng đất ẩm, xốp và mát. Ngoài lợi ích đối với đất trồng, giun đất còn được sử dụng để làm thuốc với tên gọi là Địa long. Địa long có vị mặn, tính hàn, công năng phá huyết kết, trấn kinh, thông tiểu và được dùng để trị chứng động kinh, sốt cao co giật, đau nhức xương khớp, bế kinh,… Có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe từ giun đất

1. Giới thiệu về Giun đất

  • Tên gọi khác của loài: Trùng đất…
  • Tên gọi khác của dược liệu: Thổ long, Địa long, Giun khoang, Trùng hổ, Khưu dẫn…
  • Tên khoa học: Lumbricus.
  • Họ khoa học: Giun đất (Megascolecidae).

1.1. Đôi nét về Giun đất

Giun đất là loài động vật ruột khoang, sinh sống ở trong lòng đất, đặc biệt là ở những vùng đất xốp, mát mẻ và ẩm ướt. Ban ngày chúng lẫn ở dưới đất, đêm khuya khi sương xuống mới ngoi lên. Mật độ của Giun đất thay đổi tùy theo đặc điểm lý hóa của đất. Loại có khoang trắng tốt nhất.

Trung bình, giun đất dài khoảng 10 – 35 cm, rộng từ 5 – 15mm. Thân có màu nâu hồng hoặc nâu đen, nhiều đốt, có thể co giãn được nhằm giúp chúng dễ chui rúc trong đất. Hai bên thân và mặt bụng có 4 đốt lông ngắn và cứng giúp Giun di chuyển được. Bề mặt da mềm, ẩm ướt và có chức năng hô hấp. Giun đất đặc biệt không có mắt, nhưng vẫn có cảm giác với ánh sáng là nhờ các tế bào cảm giác ánh sáng riêng lẻ phân tán dưới da.

Là loài động vật lưỡng tính, tuyến sinh dục tập trung ở một số đốt trên thân. Khi trưởng thành, cơ thể Giun đất hình thành đai sinh dục. Tuy nhiên, loài này không tự thụ tinh mà thực hiện thụ tinh chéo.

Thức ăn chính của Giun là mùn hữu cơ. Chúng sợ ánh sáng nên hiếm khi chui ra khỏi mặt đất, chỉ khi mưa lớn khiến bùn đất trũng xuống và mất độ xốp mới bò lên để hô hấp. Loài này thải ra những viên bã và đất tròn xíu, mà ta thường gọi là Cứt giun, Cứt trùng trong Đông y gọi là Khâu dẫn nê hay Địa long nê.

tác dụng của giun đất
Giun đất là loài có lợi đối với đất trồng, làm đất ẩm, giàu dinh dưỡng, tơi xốp hơn.

1.2. Phân bố

Ở nhiều địa phương tại nước ta, đặc biệt là ở những địa phương làm nghề trồng trọt. Hay gặp nơi mô đất ẩm, đền đình chùa, gốc bụi chuối lâu năm…

Chúng không chỉ là thức ăn của gà vịt mà còn có vai trò duy trì độ mềm xốp và dinh dưỡng trong đất.

1.3. Bộ phận dùng, thu bắt, sơ chế, bảo quản

Bộ phận dùng: Toàn thân.

Thu bắt: Lựa chỗ đất ẩm, xốp, đổ nước chè, bồ kết hoặc lá nghễ răm để giun trườn bò lên.

Sơ chế: Đem rửa sạch cho hết chất nhầy, sau đó ép đuôi vào gỗ và mổ dọc thân. Tiến hành rửa sạch bùn đất trong bụng, đem phơi hoặc sấy khô dùng dần.

Bào chế:

+Dùng địa long 16 lượng đem ngâm với nước vo gạo trong vòng 1 đêm, sau đó vớt ra phơi khô. Tẩm rượu trong 1 ngày rồi sấy cho khô. Sau đó đem sao chung với gạo nếp và xuyên tiêu, mỗi thứ 2 chỉ rưỡi (theo Lôi Công Bào Chế).

+Phơi khô sau đó tẩm gừng hoặc rượu sao qua, rồi tán bột mịn (theo Trung Dược Đại Từ Điển).

+Sấy khô, tán bột mịn hoặc đốt tồn tính (theo Bản Thảo Cương Mục).

Bảo quản: Nơi khô thoáng, nên đựng trong lọ kín.

Lưu ý: Giun tự trồi lên mặt đất không nên dùng vì chủ yếu là giun bệnh. Giun khỏe thường ẩn náu sâu trong đất vì có đặc tính sợ ánh sáng.

2. Thành phần hóa học và tác dụng của Địa long

2.1. Thành phần hóa học của Địa long

Vị thuốc địa long chứa một số thành phần hóa học như

  • Lumbroferine, Lumbritin, Terrestro-lumbrolysin.
  • Hypoxanthine, Xanthine, Adenine, Guanine, Guanidine, Choline, Alanine, Valine, Leucine, Phenylalanine, Tyrosine, Lysine.
  • Nhiều loại Acid amin, Vitamin và muối hữu cơ.

2.2. Tác dụng theo Y học hiện đại

  • Hoạt chất Lumbritin có tác dụng phá huyết.
  • Chống co giật, kháng histamine, làm giãn mạch nội tạng và hạ áp chậm nhưng lâu dài.
  • Tác dụng làm giãn phế quản và hạ cơn hen cấp.
  • An thần và hạ thân nhiệt.
  • Giun đất chứa chiết xuất diệt tinh trùng và tăng hưng phấn thành tử cung.

2.2. Tác dụng theo Y học cổ truyền

Tính vị: Vị mặn, tính hàn và không có độc.

Quy kinh:

  • Tỳ (Bản Thảo Cầu Chân).
  • Can, Tỳ, Phế (Bản Thảo Tái Tân).
  • Vị, Thận (Dược Nghĩa Minh Biện).
  • Tỳ, Vị, Thận (Trung Dược Học).

Công dụng: Phá huyết tích tụ, trừ phong thấp, lợi tiểu, hạ sốt, thông đại tiện, đại giải nhiệt độc, trấn kinh, trừ đờm, loại bỏ trùng tích trong cơ thể…

Chủ trị: Sốt cao kinh giật, bồn chồn kinh động, viêm đường tiết niệu, động kinh, ho suyễn, sốt rét, di chứng bại liệt nửa người, tiểu tiện không thông và phong thấp gây đau nhức.

3. Một vài tác dụng tuyệt vời của giun đất được chứng minh bằng thực tế và bằng chứng khoa học

3.1. Tác dụng thanh nhiệt, hạ sốt, chủ trị sốt cao

Theo Y học cổ truyền, giun đất có vị mặn, tính hàn, không độc, vào các kinh Tỳ, Phế, Can, Thận, có tác dụng thanh nhiệt, giáng khí, trấn kinh, lợi tiểu, giải độc, phá ứ huyết.

Nghiên cứu hiện đại cho thấy trong giun đất chứa chất Lumbriferin giúp thanh nhiệt, hạ sốt.

Tác dụng thanh nhiệt trấn kinh của giun đất đặc biệt hữu dụng trong mọi trường hợp sốt cao dẫn đến hôn mê, co giật như sốt xuất huyết (SXH), sốt rét, viêm màng não, tai biến mạch não.

Theo các nhà khoa học Trung Quốc, bột giun đất có tác dụng hạ sốt. Đối với sốt do cảm nhiễm, cho uống 0,3g thuốc có tác dụng giảm sốt. Tác dụng xuất hiện sau nửa giờ đến 3 giờ. Năm 1915, Điền Trung và Ngạch Điền, 2 nhà nghiên cứu người Nhật, qua thí nghiệm trên súc vật đã xác định được hoạt chất làm hạ sốt trong giun đất là Lumbrifebrin. Theo tài liệu và kinh nghiệm của Lương y Nguyễn An Định, những trường hợp sốt cao, hôn mê, giun đất có tác dụng hữu hiệu trong vòng từ 63 đến 65 phút!

Năm 1969, nguyên Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Văn Hưởng đã từng cho phổ biến bài thuốc “Thần Dược Cứu Mệnh” do ông Đinh đề xuất mà vị chủ dược là giun đất để kiểm soát thành công dịch SXH ở nhiều tỉnh thành miền Bắc lúc bấy giờ. Sau đó, trong thơ mời ông Định đến dự hội nghị tổng kết công tác chống dịch SXH do Sở Y Tế Hà Nội tổ chức có ghi “Nói chung, thuốc Nam trị bệnh này đạt hiệu quả rõ ràng và nhanh chóng hơn Tây y. Tuy nhiên, trong khi những bệnh nhân dùng những bài thuốc khác vẫn có trường hợp tử vong, duy có bài giun đất của đồng chí là cứu sống 100%, không có ca tử vong nào”.

Link bài: https://nongnghiep.vn/ong-ba-ta-ngay-xua-dung-giun-lam-thuoc-chua-benh-gi-d237721.amp

3.2. Ðiều chế thuốc ngừa ung thư

Các nhà khoa học Ba Lan cho biết, các loại vi khuẩn có trong ruột của loài động vật này có thể được sử dụng để điều chế các loại thuốc phòng ngừa ung thư.

Theo các nhà khoa học, do đặc tính sinh sống và ăn các loại sinh vật dưới các lớp đất bẩn nên nó có hệ miễn dịch rất phát triển. Các loại vi khuẩn có trong ruột của sinh vật này chứa các thành phần có khả năng chống lại các tế bào ung thư trong cơ thể người. Ðây là một đột phá trong việc tìm cách chữa bệnh ung thư, căn bệnh cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người mỗi năm trên toàn thế giới.

GS. Keith Jones – Viện Nghiên cứu Ung thư Anh cho biết: Việc tìm ra các loại vi khuẩn có khả năng kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư là bước đầu tiên rất đơn giản. Ðiều quan trọng nhất là làm thế nào để đưa các loại vi khuẩn này vào cơ thể người và khiến chúng phát huy tác dụng.

Trong khi giới khoa học thế giới nói chung vẫn đang không ngừng nỗ lực nhằm tìm ra các phương pháp điều chế thuốc phòng ngừa và chữa trị căn bệnh ung thư, thì phát hiện này là một bất ngờ lớn mang lại tin vui cho nhiều người bệnh.

https://ungthubachmai.com.vn/thuc-a-thit-b-y-t/item/2722-%C3%B0i%E1%BB%81u-ch%E1%BA%BF-thu%E1%BB%91c-ng%E1%BB%ABa-ung-th%C6%B0-t%E1%BB%AB-giun-%C4%91%E1%BA%A5t.html

3.3. Tác dụng khác

Các thành phần đạm có trong giun đất có tác dụng kháng histamin, làm giãn khí quản. Điều này lí giải việc y học cổ truyền thường dùng Địa long để trị hen suyễn, viêm phế quản, khó thở. Giun đất cũng chứa hàm lượng rất cao Axit Linoleic, cùng khoáng chất vi lượng chống oxy hóa Selen giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng trong cơ thể.

Nguồn: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi cho QT Pharma
Gọi cho QT Pharma

Chat Zalo
Chat Zalo

Gửi Mail
Gửi Mail