Những điều cần lưu ý khi đi tiêm vaccine phòng COVID-19

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, “vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất”, chính vì vậy hãy tiêm vaccine ngay khi có điều kiện. Vậy cần lưu ý một số điểm trước và sau khi tiêm vaccine

Nhằm bảo đảm an toàn và hiệu quả cao nhất, những điều cần lưu ý khi đi tiêm vaccine phòng COVID-19 sau đây:

Những lợi ích to lớn của việc tiêm vaccine phòng COVID-19 là không thể chối cãi. Tiêm vaccnine có thể phòng ngừa mắc bệnh, giảm tỉ lệ nhập viện, giảm tỉ lệ tử vong và giảm tỉ lệ lây lan dịch bệnh; vì vậy tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả nhằm phòng chống dịch COVID-19. Người được tiêm vaccine không chỉ bảo vệ bản thân và gia đình mà còn thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng, hướng tới đạt được miễn dịch cộng đồng để chiến thắng được dịch bệnh. Miễn dịch cộng đồng đạt được nhờ vào kháng thể được tạo ra từ những người tiêm vaccine phòng COVID-19 và những người đã nhiễm virus SAR-COV-2.

Hình ảnh người dân đến tiêm vaccine phòng COVID-19 tại cộng đồng

Khi đi tiêm chủng, mỗi người nên thực hiện đúng quy trình được hướng dẫn để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Đầu tiên, Khám sàng lọc trước tiêm chủng là bước quan trọng nhằm phát hiện và phân loại đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vaccine COVID-19. Mỗi người lưu ý cần phải chủ động cung cấp cho bác sĩ khám sàng lọc đầy đủ thông tin của mình như:

– Tình trạng sức khoẻ hiện tại như: sốt, ho, khó thở, đau họng, mất khứu giác/vị giác, các bệnh cấp tính đang mắc.

– Có tiền sử dị ứng hoặc phản vệ với bất kỳ tác nhân (thuốcvaccinethức ăn,…) nào hay không.

– Tiền sử mắc phải các bệnh mạn tính (Tăng huyết ápđái tháo đườngung thư, các bệnh tim mạch mạn tínhbệnh phổi tắc nghẽn (COPD), bệnh thần kinh mạn tính,…) , rối loạn đông máu/cầm máu (chảy máu khó cầm,…).

– Sử dụng các thuốc (Thuốc chống đôngthuốc ức chế miễn dịchthuốc corticoid,…), liệu trình điều trị (xạ trị, hoá trị,…) gần đây.

– Có tiêm/uống vaccine trong vòng 14 ngày qua hay không.

– Đối với phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, cung cấp về việc đang mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ.

– Đã từng nhiễm virus SARS-COV-2 hoặc mắc COVID-19 hay không.

– Nếu là tiêm lần 2, cung cấp thông tin loại vaccine và ngày tiêm mũi 1 cũng như các phản ứng gặp phải sau tiêm.

Các bác sĩ thực hiện khám sàng lọc, tư vấn cho mỗi người để chỉ định đối tượng đến tiêm vaccine như sau: (1) Được tiêm vaccine; (2)Chống chỉ định tiêm, hoãn tiêm (có thể tiêm ngày khác); (3) Nên thực hiện tiêm tại bệnh viện.

Bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm vaccine

Sau khi khám sàng lọc, những đối tượng có chỉ định “Được tiêm vaccine” sẽ được tiêm phòng COVID-19. Nhân viên y tế sẽ cung cấp tên vaccine, hạn sử dụng vaccine và thực hiện tiêm một liều 0,5mL vào cánh tay của người được tiêm.

Sau khi được tiêm, mỗi người sẽ ngồi tại khu vực theo dõi sau tiêm 30 phút để nhân viên y tế theo dõi và phát hiện sớm phản ứng sau tiêm chủng. Nếu có bất cứ khó chịu gì trong người nên thông báo ngay với các bác sĩ. Sau 30 phút theo dõi, các nhân viên y tế sẽ thực hiện khám lại và tư vấn theo dõi sức khoẻ bản thân tại nhà, nơi làm việc ít nhất 7 ngày sau tiêm chủng.

Sau khi tiêm, một số người có thể có một hoặc vài trong số các dấu hiệu thường gặp sau tiêm chủng như sốt, ớn lạnh, khó chịu, mệt mỏi, đau/sưng/đỏ tại chỗ tiêm, đau bụng, bồn chồn…Tuy nhiên, nếu đối tượng tiêm chủng thấy:

– Có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao (≥390C), vật vã, lừ đừ, tím tái, khó thở… hoặc,

– Khi các dấu hiệu thông thường kéo dài trên 24 giờ hoặc,

-Khi gia đình, bản thân không yên tâm về sức khoẻ của đối tượng tiêm chủng…

Với những trường hợp trên cần đưa NGAY đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Khu vực ngồi theo dõi 30 phút sau tiêm vaccine phòng COVID-19

Mỗi người đến tiêm chủng phải luôn tuân thủ đeo khẩu tranggiữ khoảng cách an toàn, thực hiện thông điệp 5K trong quá trình đi tiêm và sau khi tiêm vì tỉ lệ đã tiêm trong cộng đồng còn thấp. Ngày tiêm nên ăn uống đầy đủ, không nên uống cà phê hay các loại nước tăng lực nhiều, mặc áo ngắn tay để dễ tiêm và quần áo rộng rãi để thuận tiện khi cần cấp cứu, lưu ý ghi nhớ/hỏi bác sĩ tư vấn về xử trí các dấu hiệu sau tiêm.

(Nguồn: Tổng hợp)

Tham khảo thông tin mới nhất từ Bộ Y Tế: https://moh.gov.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi cho QT Pharma
Gọi cho QT Pharma

Chat Zalo
Chat Zalo

Gửi Mail
Gửi Mail