CÁC LOẠI THUẾ PHẢI ĐÓNG KHI MỞ QUẦY THUỐC

1. Thuế là gì?

Định nghĩa Thuế là gì?

Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung.

2. Các loại thuế phải đóng khi mở quầy thuốc là gì?

Trường hợp, các cá thể kinh doanh quầy thuốc theo hình thức hộ kinh doanh. Theo đó, khi hộ kinh doanh phát sinh doanh thu, lợi nhuận thì phải có trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước. Cụ thể, cần thực hiện những nghĩa vụ thuế, lệ phí sau:

  • Lệ phí môn bài

 Hộ kinh doanh là một trong những đối tượng có trách nhiệm nộp lệ phí môn bài theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP. Ngoài ra, cần căn cứ vào doanh thu hàng năm quầy thuốc của bạn đạt được để xem xét có thuộc đối tượng được miễn lệ phí môn bài hay không. Căn cứ quy định về các trường hợp được miễn lệ phí môn bài tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP bao gồm:

“Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.”

Như vậy, nếu mức doanh thu của bên bạn trong năm đạt từ 100.000.000 đồng trở xuống thì trách nhiệm nộp lệ phí môn bài không được đặt ra. Bạn cần xem xét, tính toán mức doanh thu hàng năm bên mình đạt được để trên cơ sở đó đối chiếu với yêu cầu nộp lệ phí môn bài 300.000 đồng/ tháng của Cục thuế là đúng hay sai.

Ngoài ra, nếu doanh thu phát sinh của quầy thuốc trên 100.000.000 đồng/năm thì mức thu lệ phí môn bài được áp dụng như sau theo quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP:

“Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.”

Như vậy, trước hết mức thu lệ phí môn bài 300.000 đồng/ năm của Cục thuế đối với bên bạn là có căn cứ và đúng pháp luật nếu năm đó, doanh thu của quầy thuốc là trên 100 đến 300 triệu đồng; Hoặc nếu quầy thuốc mới được thành lập trong 6 tháng đầu năm đó cùng với việc doanh thu của năm là trên 100 đến 300 triệu đồng. Trái lại, nếu quầy thuốc thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm, doanh thu của quầy thuốc là trên 100 đến 300 triệu đồng thì mức lệ phí môn bài cần nộp chỉ là 150.000 đồng/năm.

Bên cạnh đó, tùy từng năm với mức doanh thu khác nhau thì bạn cũng cần xem xét sự sai khác về mức lệ phí môn bài cần nộp. Không chỉ áp dụng lệ phí môn bài các năm đều là 300.000 đồng, có thể căn cứ vào doanh thu mà mức lệ phí môn bài có thể là 1.000.000 đồng/năm hoặc 500.000 đồng/năm.

  • Thuế Thu nhập cá nhân:

Thuế thu nhập cá nhân

Bạn là chủ hộ kinh doanh và do đó có thể thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 như sau:

Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, bạn là cá nhân cư trú tại Việt Nam, tức có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, cụ thể là nơi đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng cho thuê có thời hạn. Bên cạnh đó, bạn phát sinh thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân – thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong lãnh thổ Việt Nam. Khi đầy đủ các tiêu chí này, bạn đã thuộc đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập phát sinh từ việc kinh doanh quầy thuốc.

Căn cứ vào mức thu nhập năm của bạn để xét mức thuế thu nhập cá nhân bạn cần nộp như sau:

– Nếu doanh thu từ hoạt động kinh doanh của bạn từ 100.000.000 đồng/năm trở xuống: Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC về việc người nộp thuế thu nhập cá nhân không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

Do đó, bạn cần căn cứ vào doanh thu từ hoạt động kinh doanh, bao gồm cả doanh thu từ quầy thuốc và các khoản doanh thu từ sản xuất kinh doanh khác, nếu từ 100.000.000 đồng/năm trở xuống thì việc Cục thuế yêu cầu bạn nộp thuế thu nhập cá nhân là sai.

– Nếu doanh thu từ hoạt động kinh doanh của bạn trên 100.000.000 đồng/năm: Thuế thu nhập cá nhân bạn phải nộp tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên doanh thu tương ứng với lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh.

Do vậy, cần xác định lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh cụ thể của bạn để xác định mức lãi suất cần áp dụng tính trên doanh thu để xác định thuế thu nhập cá nhân mà Cục thuế áp đối với bạn là đúng hay sai.

  •  Thuế Giá trị gia tăng:

Như những gì bạn cung cấp ở trên, nhận thấy bạn thuộc đối tượng phải nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng:

“Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).”

Cũng căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì nếu doanh thu từ hoạt động kinh doanh của bạn từ 100.000.000 đồng/năm trở xuống thì việc Cục thuế yêu cầu bạn nộp thuế giá trị gia tăng là sai.

Ngược lại, nếu doanh thu từ hoạt động kinh doanh của bạn trên 100.000.000 đồng/năm thì có trách nhiệm đóng thuế giá trị gia tăng cho nhà nước căn cứ trên lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh để xác định mức thuế suất đối với hàng hóa để tính thuế giá trị gia tăng.

  • Về trách nhiệm hình sự:

Như đã phân tích, nếu quầy thuốc của bạn có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì bạn không có nghĩa vụ đóng lệ phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và do đó cũng không đặt ra vấn đề xử phạt khi bạn không nộp.

Ngược lại, nếu doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh quầy thuốc của bạn trên 100 triệu đồng/năm thì nếu bạn chậm nộp những khoản trên thì có thể bị xử lý như sau theo quy định tại Điều 41 Thông tư 166/2013/TT-BTC:

“Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật quản lý thuế.

Đối với trường hợp khai thiếu thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra thì áp dụng tính tiền chậm nộp tiền thuế theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế khai thiếu tính cho thời gian chậm nộp. Trường hợp, quá thời hạn 90 ngày, kể từ ngày người nộp thuế phải nộp tiền thuế truy thu vào ngân sách nhà nước theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt hoặc quyết định xử lý truy thu thuế mà người nộp thuế chưa nộp thì người nộp thuế bị tính tiền chậm nộp tiền thuế theo mức 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.”

Như vậy, bạn cần căn cứ vào số thuế chậm nộp để nộp tiền chậm nộp cũng như tiền phạt chậm nộp đối với hành vi này.

Ngoài ra, hành vi của bạn mới dừng lại ở mức độ chậm nộp tiền thuế chứ chưa tới mức trốn thuế nên chưa bị xử lý hình sự như những gì được thông tin từ phía Cục thuế.

Trên đây, là những thông tin về các loại thuế phải nộp khi mở quầy thuốc. QTPharma hy vọng sẽ đem đến cho các dược sĩ những thông tin hữu ích nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi cho QT Pharma
Gọi cho QT Pharma

Chat Zalo
Chat Zalo

Gửi Mail
Gửi Mail