10 nguyên nhân khiến bạn luôn mệt mỏi

Cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng là những dấu hiệu phổ biến, thường xuyên gặp ở rất nhiều người. Trên thực tế, khoảng 1/3 thanh thiếu niên khỏe mạnh, người trường thành và người cao tuổi cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ.

Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến của một số tình trạng và bệnh lý nghiêm trọng. Trong hầu hết các trường hợp thì cách sống và sinh hoạt chính là yếu tố dẫn đến tình trạng này. Chúng ta hãy cùng điểm qua 10 nguyên nhân thường gặp và cách để giúp bạn lấy lại năng lượng một cách nhanh nhất qua bài viết này nhé

1.Ăn quá nhiều tinh bột

Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng nhanh chóng. Khi vào cơ thể, chúng sẽ được phân hủy thành đường để sử dụng.

Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều tinh bột có khể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày. Khi tiêu thụ tinh bột và đường, lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng nhanh. Khi đó tuyến tụy phải sản xuất một lượng lớn insulin để đưa đường ra khỏi máu và tế bào của bạn.

Lượng đường trong máu tăng vọt và giảm ngay sau đó có thể làm bạn cảm thấy kiệt sức, thiếu năng lượng. Do đó, theo bản năng bạn lại tìm đến một khẩu phần ăn khác có chứa nhiều tinh bột, và điều này dẫn đến một vòng lặp mới.

Do đó để giữ được mức năng lượng ổn định, bạn có thể thay thế đường và tinh bột bằng những loại thực phẩm giàu chất xơ như rau và các loại đậu, những loại thực phẩm nguyên chất sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

2. Không vận động thể lực

Không vận động có thể là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến việc thiếu năng lượng. Nhiều người cho rằng, họ cảm thấy quá mệt mỏi để có thể tập thể dục. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy đây là lí do phổ biến nhất mà những người trung niên và lớn tuổi đưa ra. 

Một lí do khác cũng thường gặp là suy nhược cơ thể. Nghiên cứu cho thấy rằng những người bị suy nhược cơ thể có sức khỏe và độ bền thấp, làm hạn chế khả năng vận động của họ. Tuy nhiên, một đánh giá của nghiên cứu khác bao gồm hơn 1.500 người cho thấy rằng việc tập thể dục có thể làm giảm mệt mỏi ở những người bị suy nhược cơ thể. Tăng cường hoạt động cơ thể có thể làm giảm mệt mỏi ở những người khỏe mạnh và cả những người mắc các bệnh khác như ung thư, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể.

Nếu không có nhiều thời gian hoặc sức khỏe, bạn có thể tăng cường mức năng lượng của mình bằng những cách đơn giản hơn như  thực hiện những hoạt động thường ngày một cách năng động hơn. Ví dụ, hãy đứng thay vì ngồi xuống bất kì khi nào có thể, đi thang bộ hay vì thang máy, hoặc đi bộ thay vì xe máy khi đi một quãng đường ngắn.

3. Ngủ không đủ giấc

Đây là một trong những nguyên nhân dễ thấy nhất gây ra việc mệt mỏi. Cơ thể bạn vẫn làm rất nhiều việc trong khi bạn ngủ, bao gồm lưu trữ bộ nhớ, giải phóng hormone, điều chỉnh thay đổi chất và mức năng lượng của bạn.

Khi ngủ đủ giấc, bạn sẽ thức dậy với cảm giác sảng khoái, tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Theo nghiên cứu, một người trưởng thành cần ngủ trung bình 7 tiếng mỗi đêm để có được sức khỏe tốt nhất. Điều quan trọng là phải hoàn toàn được nghỉ ngơi và giấc ngủ không bị gián đoạn, điều này giúp cho não bạn có thể trải qua tất cả 5 giai đoạn của mỗi chu kì ngủ.

Ngoài ngủ đủ giấc, việc duy trì thói quen ngủ đều đặn cũng giúp ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi. Các nghiên cứu cũng cho thấy, những người đi ngủ cùng giờ vào tất cả các ngày trong tuần cảm thấy ít mệt mỏi hơn và ít khó ngủ hơn so với những người thức khuya và ngủ ít hơn vào cuối tuần.

Hoạt động thể chất vào ban ngày có thể giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn vào ban đêm. Việc tập thể dục giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm mức độ mệt mỏi ở người lớn tuổi cũng đã được chứng minh. Hơn nữa, việc ngủ trưa cũng giúp tăng cường năng lượng, giảm cảm giác mệt mỏi ở những người phải làm việc trong một thời gian dài, căng thẳng.

Để cải thiện số lượng và chất lượng giấc ngủ, bạn hãy đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm, thư giãn trước khi ngủ và vận động nhiều hơn trong suốt cả ngày.  Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đánh giá tình trạng của mình nếu bạn cảm thấy khó đi vào giấc ngủ.

4. Nhạy cảm với thực phẩm

Nhạy cảm hoặc không dung nạp thực phẩm thường gây ra các triệu chứng như phát ban, các vấn đề về tiêu hóa, sổ mũi hoặc đau đầu. Và mệt mỏi cũng là 1 trong những triệu chứng thường gặp của tình trạng này nhưng thường bị bỏ qua.

Những nghiên cứu ở người nhạy cảm với thực phẩm cho thấy rằng sự mệt mỏi cũng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của họ. Các loại thực phẩm này bao gồm: Gluten, sữa, trứng, đậu nành, ngô. Do đó nếu nghi ngờ bất kì thực phẩm nào, bạn hãy cân nhắc để hỏi ý kiến chuyên gia dị ứng, chuyên gia dinh dưỡng, những người có thể kiểm tra về độ nhạy cảm với thực phẩm, hoặc xây dựng chế độ ăn kiêng để xác định cơ thể bạn đang phản ứng với loại thực phẩm này.

5. Không nạp đủ calo

Calo là đơn vị năng lượng có trong thực phẩm. Cơ thể của bạn sử dụng chúng để duy trì sự sống và thực hiện tất cả các hoạt động khác. Khi bạn nạp quá ít calo vào cơ thể, quá trình trao đổi chất sẽ chậm lại để tiết kiệm năng lượng, điều này có thể dẫn đến sự mệt mỏi. Cơ thể của bạn có thể hoạt động với lượng calo tùy thuộc vào cân nặng, chiều cao, tuổi tác và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều cần tối thiểu 1.200 cali mỗi ngày.

Theo các chuyên gia lão hóa cho biết rằng mặc dù sự trao đổi chất giảm dần theo tuổi tác, nhưng những người lớn tuổi có thể cần cung cấp lượng calo cao nhất để họ có thể thực hiện các hoạt động bình thường mà không bị mệt mỏi, suy nhược.

Ngoài ra, khi lượng calo bạn nạp vào cơ thể quá thấp cũng dẫn đến việc không đáp ứng đủ nhu cầu về vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Việc không nhận đủ vitamin D, sắt và các chất dinh dưỡng quan trọng khác cũng dẫn đến việc cơ thể bạn thiếu hụt năng lượng.

Để đảm bảo duy trì được mức năng lượng cho cơ thể, bạn có thể tính toán nhu cầu calo của mình bằng những công cụ tính sẵn có, tránh tình trạng cắt giảm mạnh lượng calo cần thiết.

6. Ngủ không đúng giờ

Ngoài việc ngủ không đủ giấc, ngủ không đúng giờ cũng là nguyên nhân làm giảm năng lượng của cơ thể.  Ngủ vào ban ngày thay vì ban đêm làm gián đoạn nhịp sinh học của cơ thể. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi giấc ngủ của bạn không đồng bộ với nhịp sinh học sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể. Đây là vấn đề phổ biến ở những người làm việc theo ca hoặc làm việc vào đêm khuya.

Các chuyên gia về giấc ngủ ước tính rằng có khoảng 2 – 5% những người làm việc theo ca mắc chứng rối loạn giấc ngủ, đặc trưng bởi tình trạng buồn ngủ qúa mức hoặc giấc ngủ bị gián đoạn trong khoảng thời gian từ 1 tháng trở lên. Do đó, bạn nên có kế hoạch để thay đổi đồng hồ sinh học của mình, giúp cải thiện mức năng lượng của bạn.

7. Không nạp đủ lượng protein

Việc tiêu thụ protein đã được chứng minh giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất cao hơn so với cabs hoặc chất béo. Ngoài việc hỗ trợ giảm cân, protein cũng giúp bạn tránh được tính trạng thiếu năng lượng và mệt mỏi. Chế độ ăn giàu protein như cá, thịt, trứng, đậu giúp giữ quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, cung cấp cho bạn đủ mức năng lượng và hạn chế tình trạng mệt mỏi.

8. Thiếu nước

Nhiều phản ứng sinh hóa hằng ngày làm mất đi lượng nước trong cơ thể, dẫn đến tình trạng thiếu nước nếu bạn không uống đủ để bù lại phần nước mất đi. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc mất nước ở mức độ nhẹ cũng có thể dẫn đến mức năng lượng thấp hơn và giảm khả năng tập trung. Các triệu chứng thường gặp là khát nước, mệt mỏi, chóng mặt và đau đầu. Do đó điều quan trọng là bạn cần uống đủ lượng nước

9. Phụ thuộc vào các loại nước tăng lực

Các đồ uống tăng lực thường chứa các thành phần: Cà phê, đường, acid amin, lượng lớn vitamin B, các loại thảo mộc,… Các loại đồ uống này giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách nhanh chóng nhờ tác dụng của caffeine và đường, nhưng chúng cũng khiến bạn mệt mỏi trở lại ngay khi tác dụng này mất đi.

Các nghiên cứu cho thấy mặc dù các nước tăng lực giúp tăng cường sự tỉnh táo và cải thiện tâm trạng trong vài giờ sau khi uống, nhưng tình trạng buồn ngủ ban ngày quá mức thường xảy ra vào ngày hôm sau. Ngay cả ở liều lượng nhỏ, việc uống caffeine vào buổi chiều cũng có thể cản trở giấc ngủ và dẫn đến việc thiếu năng lượng cho ngày hôm sau.

10. Căng thẳng cao độ

Căng thẳng quá độ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức năng lượng và chất lượng cuộc sống của bạn. Ngoài những căng thẳng ở mức độ nhẹ, căng thẳng quá mức có thể khiến bạn mệt mỏi. Thêm vào đó, phản ứng của cơ thể khi đối mặt với căng thẳng cũng ảnh hưởng đến mức độ trầm trọng của tình trạng này. Bạn không thể tránh khỏi căng thẳng, nhưng có kế hoạch giúp kiểm soát sẽ giúp bạn không bị kiệt sức hoàn toàn.Bạn có thể thử các phương pháp thư giãn như yoga, thiền tịnh,… tham gia vào các hình thức này giúp bạn thoải mái hơn và có thêm năng lượng.

Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn suy nhược, thiếu năng lượng và mệt mỏi. Điều quan trọng là phải kiểm soát được các tình trạng sức khỏe của mình. Tình trạng can kiệt năng lượng có liên quan đến chế độ ăn uống, mức độ hoạt động hoặc cách bạn quản lý công việc của mình. Để cải thiện được tình trạng này, bạn nên thay đổi lối sống của mình, xây dựng cho mình những thói quen tốt, tập luyện thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, kết hợp với những thực phẩm bồi bổ thêm cho sức khỏe.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Plus Ginseng QT

(Nguồn Healthline)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi cho QT Pharma
Gọi cho QT Pharma

Chat Zalo
Chat Zalo

Gửi Mail
Gửi Mail