Viêm đường hô hấp trên thường xảy ra khi thời tiết chuyển mùa, là bệnh lý phổ biến và nhiều người mắc phải nhất, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây là tập hợp của nhiều bệnh khác nhau như: viêm mũi, viêm họng, cảm lạnh,… Bệnh viêm đường hô hấp trên thường không quá nghiêm trọng và có thể chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, bệnh lan xuống đường hô hấp dưới hoặc chuyển sang mạn tính thì cần điều trị tại bệnh viên để ngăn ngừa biến chứng.
Nguyên nhân
Viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận thuộc đường hô hấp trên bao gồm: mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản. Là những bộ phận có chức năng lấy không khí từ bên ngoài cơ thể, làm ấm, sưởi ấm và lọc khí trước khi đưa vào phổi. Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên rất dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm.
Nguyên nhân viêm đường hô hấp trên do một số virus và vi khuẩn lành tính gây nên. Với trẻ dưới 5 tuổi thì đa số các trường hợp mắc đều do nhiễm virus (virus hợp bào hô hấp, virus cúm, sởi, và một số loại nấm…).
Một số vi khuẩn gây viêm đường hô hấp trên: Hemophilus influenzae tuýp B (viết tắt là Hib), phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn Bordetella…
Viêm đường hô hấp cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như như: dị ứng với thời tiết, dị ứng với các tác nhân khác trong không khí, trong bụi, dị ứng với các hóa chất, khói thuốc lá,…
Triệu chứng
Thông thường, triệu chứng của viêm đường hô hấp trên là kết quả của các chất độc tiết ra bởi tác nhân gây bệnh cộng với đáp ứng viêm của hệ miễn dịch. Các triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng hô hấp trên bao gồm:
- Nghẹt mũi
- Chảy nước mũi
- Hắt hơi
- Đau rát họng
- Đau khi nuốt
- Ho
- Mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, sốt cao
Đối với trẻ nhỏ trong thời gian nhiễm bệnh thường sốt cao kèm hơi thở hôi, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Các cơn ho cũng nhiều dạng như ho khan kéo dài, ho có đờm, ho từng cơn,…
Các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên thường kéo dài từ 3 đến 14 ngày, nếu dài hơn có thể gợi ý đến các bệnh khác như viêm dị ứng, viêm phổi, viêm phế quản.
Viêm đường hô hấp trên sẽ tự khỏi sau 5 -7 ngày. Mặc dù là các bệnh viêm đường hô hấp trên có triệu chứng không nặng nhưng lại là một trong các nguyên nhân khiến bệnh nhân phải nghỉ học, nghỉ lao động. Nếu đồng nhiễm với viêm đường hô hấp dưới, tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn do 2 bệnh tự làm nặng lẫn nhau, có nguy cơ dẫn đến tử vọng. Ngoài ra ở các bệnh nhân viêm đường hô hấp thể nặng, vi khuẩn có thể gây ra một vài biến chứng đe dọa tính mạng như viêm não, viêm cơ tim, viêm cầu thận cấp.
Đối tượng nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm:
- Tiếp xúc với người bệnh.
- Không rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh.
- Tiếp xúc với trẻ em ở trường học, hoặc một nhóm người ở nơi làm việc, du lịch…
- Hút thuốc hoặc hút thuốc thụ động: khói thuốc làm giảm khả năng bảo vệ của lớp nhầy niêm mạc đường hô hấp và làm hỏng lớp nhung mao ở đường hô hấp trên.
- Các trường suy yếu miễn dịch như bệnh nhân có HIV, ghép tạng, sử dụng corticoid dài ngày.
- Những bệnh nhân có bất thường về giải phẫu, sinh lý đường hô hấp như chấn thương vùng mặt, chấn thương đường hô hấp trên, polyp mũi…
Phòng ngừa
Có một số biện pháp được sử dụng để ngăn ngừa mắc viêm đường hô hấp trên. Ngừng hút thuốc, giảm stress, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, tập thể dục thường xuyên là các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh. Cho trẻ bú sữa mẹ là một cách để giúp hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh hơn do các kháng thể trong sữa mẹ được truyền sang cho con.
Các biện pháp khác để ngăn ngừa sự lây truyền tác nhân gây bệnh như:
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt trong mùa lạnh hoặc khi tiếp xúc với người bệnh
- Tránh tiếp xúc với người bệnh trong thời kỳ ủ bệnh, phát bệnh và khỏi bệnh
- Vệ sinh các vật dụng cá nhân, các đồ dùng công cộng
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt xì
- Tiêm vắc xin phòng cúm được khuyến cáo cho một số đối tượng như người già, người có bệnh mạn tính, nhân viên y tế có nguy cơ tiếp xúc cao…
THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE SIRO HOCAM QT
Thành phần
Trong 100ml có chứa
STT | Thành phần | Tên khoa học | Hàm lượng |
1 | Cát cánh | Platycodon grandiflorum | 10000mg |
2 | Tang diệp | Morus Alba | 5000mg |
3 | Mạch môn | Ophiopogon Japonicus | 2000mg |
4 | Sâm đại hành | Eleutherine Subaphylla | 1000mg |
5 | Xuyên bối mẫu | Fritillaria Roylel | 1000mg |
6 | Mật ong | Mel | 1000mg |
7 | Sinh Khương | Zingiber Officinale | 1000mg |
8 | Quất xanh | Fortunella Japonica | 500mg |
9 | Cao khô cúc tím | Torenia Violacea | 500mg |
10 | Chiết xuất Thường xuân Pháp | Hedera helix | 350mg |
11 | Thymomodulin | 80mg | |
12 | Phụ liệu: Đường, nước tinh khiết, hương liệu | Vừa đủ |
Cơ chế tác dụng
Các thành phần chính tạo nên công dụng sản phẩm được chia thành các nhóm tác dụng như sau:
Nhóm 1 – Long đờm, giảm ho: Cát cánh, Lá thường xuân Pháp
Nhóm 2 – Kháng khuẩn, chống viêm: Sâm đại hành
Nhóm 3 – Tăng cường miễn dịch: Thymomodulin
Cát cánh
Thành phần chủ yếu trong rễ cát cánh là các platycodin A, C, D, D2; các polygalacin D, D2; các sapogenin gồm platycodigenin và axit polygalacic.
Ngoài ra, cát cánh còn chứa phytosterol và một lượng đáng kể các chất thuộc nhóm tanin. Trong lá, hoa, thân, cành cát cánh đều có chứa saponin có tác dụng phá huyết mạnh hơn saponin trong rễ.
Theo tạp chí Trung Hoa y học, uống cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt trên lâm sàng. Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và dạ dày đưa đến phản ứng tăng tiết dịch ở đường hô hấp làm cho đờm loãng và dễ bị tống ra ngoài.
Theo y học cổ truyền, cát cánh có vị hơi ngọt, sau đó đắng, hơi cay, tính hơi ôn, quy vào kinh phế. Có tác dụng thông phế khí, tán phong hàn, tấn ho, tiêu đờm và làm cho mủ độc vỡ ra ngoài.
Các công dụng chính của cát cánh bao gồm: Chữa ho có đờm, viêm đau họng, một số bệnh về phổi và phế quản khác nhau. Rễ cát cánh còn được xem là vị thuốc quan trọng dùng làm thuốc long đờm, có tác dụng giảm đau, trấn tĩnh, hạ nhiệt và giảm ho.
Sâm đại hành
Sâm đại hành là vị thuốc bồi bổ sức khỏe, điều trị các bệnh viêm nhiễm rất hiệu quả. Do đó, sâm đại hành cũng là một thành phần được dùng trong điều trị bệnh viêm họng, viên phế quản cấp và mạn tính.
Theo nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra 4 họat chất quý trong sâm đại hành là Eleutherin, Isoeleutherin, eleutherol và một chất chưa xác định được đặt tên Ex. Cả ba hoạt chất được tìm thấy đều có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với chủng Staphylococcus aureus và một số chủng khác như Diplococcus pneumonia, Steptococcus hemolyticus, Bacillus mycoides, Bacillus pyocyaneus, E.Coli, B.Diphteriae,…
Dịch chiết của cây đại hành có khả năng ức chế rõ rệt in vitro đối với một số nhóm phế cầu khuẩn, liên cầu tan máu, tụ cầu vàng, có tác dụng chống viêm cấp và mạn tính. Bên cạnh đó, đại hành không độc nên không gây hại tới chức năng gan, thận hay máu. Vì thế, dược liệu này thường dùng để điều trị rất nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến suy giảm sức đề kháng.
Chiết xuất Thường xuân Pháp
Lá Thường xuân là phương thuốc đặc trị các bệnh về đường hô hấp, là loại thảo được trị ho rất tốt cho trẻ em. Cao lá Thường xuân có khả năng điều trị viêm đường hô hấp cấp tính và mạn tính có kèm triệu chứng ho.
Các thành phần chính trong lá thường xuân đóng góp vào hiệu quả trị ho bao gồm:
- Saponin (4-5%): Hederasaponin B, Hederasaponin C, Hederasaponin D là 3 saponin chính và một lượng nhỏ α-hederin.
- Trong đó α-hederin đóng vai trò quan trọng trong tác dụng long đờm (tăng tiết dịch ở phế nang, làm loãng đờm), giảm co thắt phế quản nên làm dịu cơn ho.
- Hederasaponin C khi vào cơ thể được chuyển hóa thành α-hederin.
Các thành phần khác bao gồm: flavonoid, dẫn xuất của acid phenolic.
Trong lá Thường Xuân cũng có chứa glycoside, một hoạt chất giúp làm giãn cơ trơn phế quản, mát niêm mạc họng, giảm đau, long đờm, thông mũi và làm dịu cơn ho nhanh chóng.
Các dược tính khác của lá thường xuân đã được chứng minh là tác dụng chống nấm (như chống Candida albicans), kháng sinh (kháng Staphylococcus aureus), chống giun sán (ví dụ chống cestodenes, nematodenes, trematodenes), chống động vật nguyên sinh (ví dụ chống trùng Amip và Trichomonas)…
Từ những thành phần trên mà lá thường xuân được sự dụng để ngăn ngừa sự tắc nghẽn đường hô hấp. Lá thường xuân được coi là một loại thuốc long đờm, có thể phá vỡ các đờm và chất nhầy trong hệ thống phế quản. Ngoài ra, thường xuân cũng là một phương thuốc hiệu quả cho bệnh dị ứng và hen suyễn vì làm giảm viêm trong hệ hô hấp.
Thymomodulin
Thymomodulin là một lysate acid của tuyến ức bắp chân với hoạt đồng điều hòa miễn dịch, được sử dụng trong phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp tái phát, bệnh dị ứng, suy giảm miễn dịch và trong một số bệnh ung thư.
Thymomodulin là một chất hoàn toàn cơ thể không tự sản sinh được mà phải bổ sung từ bên ngoài. Do đó đây là một trong những hoạt chất được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm bổ sung dành cho trẻ em với tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, giúp trẻ phòng ngừa được những bệnh tật thông thường và giảm mức độ nặng khi mắc bệnh, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.
Thymomodulin có bản chất là protein có hoạt tính sinh học cao được chiết xuất và tinh chế từ hormon tuyến ức của bê non bằng kỹ thuật sinh học hiện đại. Theo các nghiên cứu khoa học, Thymomodulin giúp kích thích cơ thể sản sinh và làm trưởng thành tế bào lympho T một cách tự nhiên, đồng thời, nó cũng làm tăng cường chức năng của các tế bao miễn dịch lympho T, lympho B và đại thực bào. Các nghiên cứu trên cơ thể người đã chứng minh hiệu quả rõ rệt của Thymomodulin trong việc cải thiện triệu chứng lâm sàng trong nhiều loại bệnh tật khác nhau, như nhiễm trùng, dị ứng và các bệnh ác tính, cải thiện chức năng miễn dịch ở người già.
Trong y học, thymomodulin được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân thiếu hụt sản sinh kháng thể, khả năng miễn dịch kém, hỗ trợ các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, virus như viêm nhiễm đường hô hấp, viêm gan, phòng ngừa và điều trị bệnh giảm bạch cầu nguyên phát và thứ phát.
Ưu điểm
Bên cạnh những thành phần chính, siro HOCAM còn là sự phối hợp hoàn hảo giữa nhiều loại thảo dược tự nhiên khác. Các thành phần tang diệp, mạch môn, xuyên bối mẫu, mật ong, sinh khương và quất xanh giúp tăng cường tác dụng giảm ho, giải cảm và long đờm. Thêm vào đó là cao khô cúc tím với tác dụng chống viêm, hỗ trợ tăng cường miễn dịch và điều trị các bệnh đường hô hấp trên như viêm họng, cảm lạnh,… Nhờ đó mà tăng cường tác dụng cho sản phẩm rõ rệt, hỗ trợ tốt trong điều trị các triệu chứng liên quan đến viêm đường hô hấp trên.
Hơn nữa, do được tạo nên từ các chiết xuất thảo dược tự nhiên mà siro HOCAM có mùi thơm dịu nhẹ, dễ chịu, dễ sử dụng và đảm bảo an toàn, hiệu quả cho mọi đối tượng.
Hướng dẫn sử dụng
Công dụng:
Hỗ trợ làm ấm họng, giải cảm, giải ho, long đờm, tăng sức đề kháng cho trẻ.
Hỗ trợ giảm đau rát họng do ho kéo dài, do viêm đường hô hấp trên.
Đối tượng sử dụng:
Trẻ nhỏ và người lớn bị cảm, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho khi thời tiết thay đổi.
Người hay bị đau rát họng, ngứa họng, viêm họng.
Cách dùng:
Trẻ 6 tháng đến 2 tuổi: Uống 5ml/lần x 2 lần/ngày.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Uống 7,5 – 10ml/lần x 3 lần/ngày.
Uống trước bữa ăn. Nên dùng ngay khi trẻ có dấu hiệu chớm ho, đau họng.
Dùng được trong trường hợp trẻ bị sốt. Có thể uống kèm kháng sinh.
Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Lưu ý:
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
GPĐK: 11172/2019/ĐKSP
GPQC: 2312/2020/XNQC-ATTP
Thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm: CÔNG TY TNHH TM QUYẾT THẮNG
Địa chỉ: số 13 ngõ Thái Thịnh 1, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline: 0911 36 88 66