Sự khác biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm

Cảm lạnh và cảm cúm là những bệnh nhiễm trùng theo mùa rất phổ biến, đặc biệt là trong những tháng mùa đông. Chúng có rất nhiều triệu chứng biểu hiện tương tự nhau, nhưng vẫn có những khác biệt chính giữa 2 bệnh này.

Trung bình người lớn có thể mắc hai đến ba lần cảm lạnh trong một năm, và tỉ lệ này ở trẻ em thì cao hơn. Bệnh cúm ít phổ biến hơn, nhưng nó vẫn gây ảnh hưởng đến khoảng 8% dân số Hoa Kỳ mỗi mùa. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), có hơn 35.5 triệu người bị cúm trong mùa cúm 2018-2019, dẫn đến 34.000 ca tử vong.

Nguyên nhân

Hơn 200 loại virus khác nhau, bao gồm cả Rhinovirus và một số chủng Coronavirus (không phải chủng gây bên COVID-19), có thể gây ra các triệu chứng cảm lạnh thông thường.

Virus cúm là nguyên nhân chính gây nên bệnh cúm, với ba loại chính là virus cúm A, B, và C. Trong đó, chủng gây bệnh phổ biến nhất trong mùa cúm là A và B.

Các triệu chứng

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Vì cảm lạnh thông thường và cảm cúm có các triệu chứng tương tự nhau, nên rất khó hoặc thậm chí không thể xác định được một người đang mắc phải bệnh nào.

Nhìn chung, cảm cúm có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn cảm lạnh. Trong khi các  triệu chứng cảm lạnh thường xuất hiện từ từ, thì các triệu chứng cúm bắt đầu một cách đột ngột và có xu hướng dữ dội hơn.

Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi thường gặp hơn khi bị cảm lạnh. Mặt khác, các triệu chứng sau đây lại thường gặp ở bệnh cúm hơn, và không phổ biến khi bị cảm lạnh:

  • Sốt 37.8oC hoặc cao hơn, kéo dài 3-4 ngày.
  • Đau cơ, đặc biệt là ở vùng thắt lưng.
  • Ớn lạnh.
  • Mệt mỏi hoặc suy nhược.
  • Đau đầu.
  • Nôn mửa và tiêu chảy thường gặp trong cảm lạnh thông thường, nhưng cả hai triệu chứng này đều có thể xuất hiện khi bị cúm.

Một người có thể bị cúm mà không có các triệu chứng chính như sốt. Do đó để biết chắc chắn rằng mình có bị cảm lạnh hay cúm không, chúng ta có thể làm xét nghiệm chẩn đoán trong vài ngày kể từ khi các triệu chứng xuất hiện.

Các triệu chứng của cảm lạnh hoặc cảm cúm cũng tương tự như các triệu chứng của các bệnh đường hô hấp khác, bao gồm cả COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra.

Các biến chứng

Mặc dù có thể làm tăng khả năng lên cơn hên ở người bị hen suyễn, nhưng cảm lạnh thường không dẫn đến bất kì một vấn đề nào khác. Ngược lại, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn, ví dụ như viêm phổi hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn. Mỗi năm, các biến chứng liên quan đến cúm gây ra hàng nghìn ca nhập viện và tử vong.

Hầu hết chúng ta có thể khỏi bệnh cúm trong vài ngày đến 2 tuần. Các triệu chứng của cảm lạnh thường nhẹ hơn và đạt đỉnh điểm trong vòng 2-3 ngày, sau đó thuyên giảm dần trong 1 hoặc 2 tuần.

Khả năng lây truyền

Con người có thể mắc cúm và cảm lạnh theo cách tương tự nhau. Cả 2 loại bệnh này đều sễ lây lan và truyền nhiễm từ người sang người bằng cách:

  • Tiếp xúc gần với người có virus.
  • Tiếp xúc với các dịch đường hô hấp có chứa virus.
  • Chạm vào bề mặt bị nhiễm trùng.

Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là bệnh đường hô hấp phổ biến, thường gây ra do nhiễm Rhinovirus. Hầu hết một người có thể bị rất nhiều lần cảm lạnh từ khi còn nhỏ đến suốt cuộc đời sau này. Virus cảm lạnh thường xâm nhập vào cơ thể qua mũi và xoang. Để phản ứng lại, mũi sẽ tăng tiết chất nhầy để rửa sạch virus.

Các triệu chứng cảm lạnh xuất hiện từ từ và đạt đỉnh trong vòng 2-3 ngày. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
  • Hắt xì.
  • Đau họng.
  • Ho.
  • Chất nhầy chảy xuống cổ họng.
  • Chảy nước mắt.

Các triệu chứng cảm lạnh sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Chúng ta có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách nghỉ ngơi, uống nhiều nước và sử dụng thuốc cảm không kê đơn nếu cần thiết.

Các biến chứng rất hiếm khi xảy ra và thông thường không cần đến bác sĩ. Tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch suy yếu và những người mắc bệnh hen suyễn hoặc một tình trạng khác ảnh hưởng đến đường hô hấp có thể bị ốm nặng do cảm lạnh.

Cảm cúm là gì?

Cảm cúm là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thông thường, do virus cúm gây nên. Cảm cúm thường ít phổ biến hơn cảm lạnh, nhưng bệnh diễn biến nặng hơn và có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

Một ttrong những triệu chứng chính của cúm là sốt 37.8oC trở lên. Tuy nhiên, không phải ai bị cúm cũng sẽ sốt.

Các triệu chứng cúm thường gặp bao gồm:

  • Sốt hoặc cảm thấy sốt.
  • Ớn lạnh.
  • Ho.
  • Đau họng.
  • Đau cơ hoặc toàn thân.
  • Chảy nước  mũi, nghẹt mũi là các triệu chứng phổ biến hơn khi mắc cảm lạnh.Đau đầu, mệt mỏi.
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ em.

Có thể ngăn ngừa cúm ở một mức độ nhất định. Thuốc ngừa cúm có tác dụng chống lại biến chứng gây ra do cúm A và B ở mức độ đáng kể.

Cách điều trị cảm lạnh và cảm cúm

Kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp này. Hầu hết những người bị cảm lạnh hoặc cảm cúm sẽ bình phục trong vòng 2 tuần mà không cần điều trị. Trong thời gian này, họ có thể giảm nhẹ các triệu chứng bằng các biện pháp khắc phục tại nhà.

Nếu có nguy cơ xuất có biến chứng nặng, CDC khuyến nghị điều trị kịp thời bằng thuốc kháng virus. Những thuốc này giúp giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian bệnh từ 1-2 ngày và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Sử dụng thuốc không kê đơn có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu như đau nhức, sốt, giúp người bệnh cảm giác thoải mái hơn. Uống nhiều nước và nghỉ ngơi cũng giúp tăng tốc độ hồi phục.

Các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây cũng có thể giúp ích cho bạn:

  • Giảm nghẹt mũi bằng nước muối nhỏ mũi, rửa mũi.
  • Xông hơi giúp dễ thở hơn.
  • Giảm tắc nghẽn bằng bồn tắm hơi cùng bạch đàn.
  • Súc miệng bằng nước muối hoặc viêm ngậm để làm dịu cơn đau họng.
  • Dùng paracetamol giảm đau nhức, hạ sốt.

Dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp

Các dấu hiệu cảnh cáo ở trẻ em bao gồm:

  • Thở nhanh hoặc khó thở.
  • Môi hoặc mặt hơi xanh.
  • Đau ngực.
  • Mất nước.
  • Sốt >39,3oC.

Các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp ở người lớn:

  • Thở gấp hoặc khó thở.
  • Da xanh, nhợt nhạt.
  • Đau ngực hoặc bụng dai dẳng.
  • Chóng mặt hoặc nhầm lẫn.
  • Co giật.
  • Đau hoặc yếu cơ nghiêm trọng.
  • Sốt hoặc ho ngày càng nặng.

Vaccine cúm và các phương pháp phòng ngừa khác

Cách tốt  nhất để chống lại cúm là tiêm phòng hằng năm, điều này giúp cơ thể nâng cao miễn dịch và chống lại virus.

CDC khuyến cáo tất cả mọi người trên 6 tháng tuổi nên tiêm phòng cúm hằng năm, trừ một số ít trường hợp ngoại lệ.

Các phương pháp khác để tránh lây nhiễm virus qua đường hô hấp và giảm nguy cơ lây lan bệnh là:

  • Tránh tiếp xúc gần gũi với người khác khi một trong hai bị bệnh, che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng và sử dụng nước rửa tay khô.
  • Tránh đưa tay lên mắt, mũi hoặc miệng.
  • Khử trùng bề mặt thường xuyên, đặc biệt khi có người bệnh xung quanh.
  • Ngủ đủ giấc, tập thể dục và giảm căng thằng, uống nhiều nước và bổ sung chất dinh dưỡng khi cần thiết.
Các cách phòng bệnh

Do đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, việc giảm thiểu sự lây lan của các bệnh đường hô hấp, bao gồm cả bệnh cúm là quan trọng hơn bao giờ hết. Cần nắm rõ các thông tin cần thiết để phân biệt cảm cúm và cảm lạnh, chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo, đặc biệt là ở những người có nguy cơ biến chứng cao hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi cho QT Pharma
Gọi cho QT Pharma

Chat Zalo
Chat Zalo

Gửi Mail
Gửi Mail