Phương pháp bổ sung sắt đúng cách khi mang thai

Dù sắt chỉ hiện diện một lượng rất nhỏ trong cơ thể nhưng nó đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Vai trò của sắt đối với mẹ bầu
Sắt tham gia vào quá trình hình thành hemoglobin, một loại protein có trong hồng cầu, có nhiệm vụ vận chuyển ô xy đến các cơ quan trong cơ thể và vận chuyển CO2 từ các cơ quan về phổi để thải ra ngoài. Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% so với bình thường do đó yêu cầu nguồn bổ sung nguyên liệu tạo máu như sắt  cũng tăng lên tương ứng.
Ngoài ra, sắt cũng tham gia vào quá trình cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Thiếu sắt không chỉ gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu cho mẹ bầu mà còn là nguyên nhân gây sinh non, thiếu cân ở trẻ sơ sinh,…
Cách phát hiện bà bầu thiếu sắt
Bạn cần thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra xem lượng hồng cầu có đạt yêu cầu hay không. Nếu lượng hồng cầu bình thường bạn cần bổ sung sắt ở giai đoạn giữa hoặc cuối thai kỳ. Còn với những người có lượng hồng cầu không bình thường thì cần bổ sung viên sắt ngay từ đầu thai kỳ, ngay từ khi nhận thấy những dấu hiệu mang thai sớm.
Người bị thiếu sắt sẽ có một số biểu hiện như: da xanh tái, móng tay dễ gãy, người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt… đều có thể là nguyên nhân thiếu máu do cơ thể thiếu sắt. Tuy nhiên, các triệu chứng này ở nhiều bà bầu không rõ ràng mà chỉ có xét nghiệm máu mới cho kết quả chính xác được.
Mức nguy hại khi bổ sung thừa sắt
Thừa sắt dẫn tới tăng nồng độ sắt tự do và tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu người mẹ làm cản trở quá trình cung cấp máu từ Mẹ sang con, dẫn đến tình trạng bị sinh non, thiếu cân và tăng nguy cơ tử vong cho sản phụ.
Sắt dư thừa được tích lũy trong gan và lá lách, nếu tích lũy kéo dài có thể dẫn tới suy gan, suy lách và hàng loạt các biến chứng khác.
Dấu hiệu của bà bầu khi bị thừa sắt có thể có các biểu hiện như: tiêu chảy, đi tiểu ra máu, buồn nôn, đau bụng… Lúc này, mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện, trung tâm y tế để bác sĩ thăm khám, không được chờ đợi bệnh tự thuyên giảm.
Bổ sung sắt cho bà bầu bao nhiêu thì đủ
Theo các chuyên gia, để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, bầu nên chú ý bổ sung khoảng 30 mg sắt mỗi ngày nhưng còn tùy thuộc vào nồng độ sắt trong máu và lượng sắt thu được từ thực phẩm mỗi ngày.
Bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách
Bổ sung sắt từ thực phẩm
Sắt có nhiều trong một số thực phẩm hàng ngày, bạn có thể bổ sung một số thực phẩm dưới đây vào thực đơn hàng ngày như: Các loại thịt và nhiều nhất là thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, tiết, tim, gan động vật , bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc…
Để tăng khả năng hấp thụ sắt, bà bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như nước cam ép, cà chua
Bổ sung sắt từ dạng thuốc
Nếu bạn đã bổ sung sắt từ nguồn thực phẩm mỗi ngày thì bạn không cần sử dụng thuốc bổ sung sắt bởi liều lượng sắt cần bổ sung mỗi ngày là rất ít. Trừ khi kết quả xét nghiệm cho thấy bạn bị thiếu sắt hoặc có sự chỉ dẫn của bác sĩ bạn mới cần sử dụng thuốc bổ sung sắt.
Nếu chế độ ăn của bạn còn nghèo nàn, FeFolic QT với hàm lượng sắt lên tới 48mg sắt nguyên tố, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt cho cơ thể sẽ là lựa chọn khá phù hợp với bạn.
Lưu ý:
Trong quá trình bổ sung sắt mà bạn đang uống canxi thì bạn không nên sử dụng chúng cùng một thời điểm bởi canxi làm cản trở sự hấp thu sắt của cơ thể.
Bổ sung sắt có thể dễ dẫn tới các triệu chứng như táo bón, ợ hơi, khó tiêu…Vì vậy, khi uống sắt cần bổ sung thêm chất xơ từ hoa quả, rau xanh, giàu vitamin C, ngũ cốc để tránh hiện tượng táo bón.
Tùy vào cơ địa của từng người mà thời điểm bổ sung sắt khác nhau. Nếu bổ sung sắt xong mẹ cảm thấy buồn nôn thì nên uống sắt trước khi đi ngủ còn nếu uống sắt mà bị ợ hơi, đầy bụng thì tuyệt đối không nên uống sắt trước khi đi ngủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi cho QT Pharma
Gọi cho QT Pharma

Chat Zalo
Chat Zalo

Gửi Mail
Gửi Mail