Mất ngủ là gì?

Khái niệm

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người, khi rơi vào trạng thái ngủ đồng nghĩa với việc hoạt động của các cơ quan nội tạng cũng ngừng hoạt động. Lúc này, cơ thể sẽ có thời gian nghỉ ngơi, thả lỏng và phục hồi năng lượng để chuẩn bị cho hoạt động sống của ngày hôm sau. Một giấc ngủ đảm bảo chất lượng phải đáp ứng được các yếu tố như ngủ sâu giấc, thoải mái và tỉnh táo sau khi ngủ dậy,… Trung bình một ngày, cơ thể người bình thường phải cần 7 – 8 tiếng để ngủ, con số này có thể thay đổi và dao động từ 4 – 11 giờ tùy thuộc vào cơ địa, nhu cầu của mỗi người.

Mất ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất, là tình trạng người bệnh gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thức dậy quá sớm, mệt mỏi sau khi ngủ dậy, và khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Phân loại

  • Mất ngủ cấp tính: mất ngủ kéo dài dưới 1 tháng, thường xuất hiện trong vài đêm hoặc vài tuần. Đây là tình trạng rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất và chiếm trung bình 30-40% dân số
  • Mất ngủ mạn tính: mất ngủ kéo dai hơn 1 tháng. Thông thường, người bệnh chỉ ngủ được 3-4 tiếng/ngày, thường mất từ 30 phút đến 1 tiếng 30 phút mới có thể ngủ được, chất lượng giấc ngủ kém, hay tỉnh giấc giữa chừng

Thống kê từ các chuyên khoa thần kinh cho thấy có đến 1/3 người lớn đã từng mất ngủ ít nhất 1 lần, trong đó có 10-15% trường hợp rơi vào tình trạng mất ngủ kéo dài, số lượng người đến thăm khám vì tình trạng mất ngủ ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa (khoảng 25% là người từ 18-30 tuổi).

Dấu hiệu

Dấu hiệu của bệnh mất ngủ thường được biểu hiện thông qua các triệu chứng điển hình như sau:

  • Khó đi vào giấc ngủ bạn đêm, ngủ chập chờn, không yên giấc
  • Tỉnh dậy nhiều lần khi ngủ và khó đi vào giấc ngủ lại
  • Tỉnh dậy rất sớm, cơ thể mệt mỏi và không có cảm giác được phục hồi năng lượng sau khi nghỉ ngơi
  • Ban ngày, tinh thần uể oải, lờ đờ, buồn ngủ,… khó tập trung, dễ tức giận và suy giảm trí nhớ.
  • Ở giai đoạn đầu thường có biểu hiện tâm lý như trầm cảm, cơ thể mệt mỏi, xương và cơ bắp đau nhức, hành vi rối loạn, hay cáu gắt, mất tập trung. Nếu bệnh kéo dài sẽ dẫn đến các hội chứng như khủng hoảng tâm thần, buồn bã, lo âu và sợ hãi.

Phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ cao hơn nam giới, đặc biệt vào thời kì tiền mãn kinh, lúc này người bệnh có các triệu chứng như cảm giác khỏ thở và khó chịu khi ngủ.

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng là giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Khi ngủ các mạch mãu giãn ra, các chất dinh dưỡng, oxy được bổ sung, đồng thời loại bỏ các chất độc hại ra ngoài, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Mất ngủ thường kèm theo các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh. Do đó, dù mất ngủ mạn tính hay chỉ là thoáng qua cũng cần được điều trị.

Nguyên nhân

Mất ngủ có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do bệnh lý hoặc các yếu tố chủ quan xuất phát từ chính người bệnh. Các nguyên nhân này có thể chia làm 2 nhóm lớn là:

Mất ngủ do sinh hoạt

  • Căng thẳng, stress: lo lắng về các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày như công việc, tình cảm, gia đình,… hoặc sức khỏe khiến não bộ luôn phải hoạt động, dẫn đến tình trạng mất ngủ
  • Rối loạn giờ giấc do lệch múi giờ, thói quen ngủ thiếu khoa học, lịch làm việc thay đổi bất thường,…
  • Sử dụng các chất kích thích: cà phê, trà, thuốc lá, rượu bia, các loại thuốc kích thích,… gây kích thích hệ thần kinh trung ương và dẫn đến khó ngủ ngay sau đấy. Việc ăn uống quá nhiều vào buổi tối cũng dây ra cảm giác khó chịu khi nằm và không thể ngủ sâu giấc, có thể gây ợ nóng, ợ hơi dẫn đến việc không ngủ được.
  • Các yếu tố môi trường như ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, mức độ thoáng khí,…
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, dị ứng, thuốc trầm cảm, corticoid,… khi sử dụng lâu ngày cũng can thiệp trực tiếp đến giấc ngủ của bạn

Mất ngủ do bệnh lý

  • Một số bệnh lý mạn tính như dị ứng, viêm khớp, bệnh tim mạch, huyết áp, hen phế quản,…thường gây ra các triệu chứng khó chịu, dai dẳng vào ban đêm khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, tình trạng thường gặp ở những người cao tuổi.
  • Theo thống kê, khoảng 80% trường hợp mất ngủ kinh niên có nguyên nhân là thiếu máu não. Các nguyên nhân được kể trên đều khiến cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do. Chúng tấn công vào mạch máu não, thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối, cản trở sự di chuyển của dòng máu. Sự giảm lưu thông máu lên não dẫn đến việc não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất làm suy nhược hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn cơ thể và dẫn đến mất ngủ trầm trọng.

Tất cả các yếu tố trên đều khiến cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do. Chúng tấn công vào mạch máu, thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối, làm cản trở dòng máu vận chuyển oxy lên não và gây ra những rối loạn cho cơ thể. Não là cơ quan bị gốc tự do tấn công mạnh mẽ nhất, tuy chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng lại tiêu thụ đến 25% lượng oxy, cường độ hoạt động khiến gốc tự do sản sinh không ngừng. Bên cạnh đó, tế bào não chứa đến 60% acid béo chưa bão hòa nên dễ bị oxy hóa tạo ra gốc tự do. Ảnh hưởng của những gốc tự do lên não gây ra những rối loạn của cơ thể, dẫn đến những căn bệnh phổ biến nhất, trong đó có mất ngủ.

Tác hại

Tình trạng mất ngủ gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh, khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, lờ đờ, mất tập trung,…

Mất ngủ kéo dài là yếu tố thúc đẩy cho nhiều bệnh lý khác hình thành, gây hệ luy đến sức khỏe toàn thân:

  • Teo não, tăng nguy cơ đột quỵ: Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, mất ngủ kéo dài sẽ khiến não có nguy cơ bị teo lên đến 25%. Nếu người trẻ tuổi có thói quen ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 8 lần so với một người bình thường.
  • Rối loạn tâm lý và cảm xúc: Mất ngủ kéo dài sẽ khiến người bệnh luôn ở trạng thái mệt mỏi, lo âu và làm thúc đẩy những suy nghĩ tiêu cực. Điều này sẽ khiến cho người bệnh rất dễ bị suy nhược thần kinh, trầm cảm và giao tiếp xã hội trở nên kém dần.
  • Dễ béo phì: Mất ngủ sẽ khiến cho người bệnh luôn cảm thấy đói và thèm ăn các thực phẩm giàu chất béo. Nếu bạn ăn uống không kiểm soát như vậy sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì, làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác.
  • Ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch: Khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc sẽ gây căng thẳng thần kinh, điều này sẽ khiến tim phải chịu một áp lực khá lớn. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ đe dọa lớn đến sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu y khoa tại Châu Âu đã cho thấy, việc ngủ không đủ giấc sẽ khiến bạn có nguy cơ bị tử vong liên quan về tim lên đến 48%.
  • Suy giảm sức khỏe sinh lý: Một trong những tác hại nghiêm trọng do bệnh mất ngủ gây ra là suy giảm đáng kể nồng độ hormone nội tiết tố testosterone ở nam giới. Điều này sẽ khiến sức khỏe và khả năng sinh lý ở các đấng mày râu bị ảnh hưởng lớn, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như suy giảm ham muốn, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,…
  • Tăng nguy cơ ung thư: Ngủ quá ít hoặc thường xuyên bị thức giấc sẽ khiến bạn có nguy cơ bị bệnh ung thư rất cao, đặc biệt là bệnh ung thư đại tràng và ung thư vú.
  • Ảnh hưởng đến khả năng làm việc: Người bị mất ngủ thường có tinh thần không tỉnh táo, điều này sẽ làm suy giảm đáng kể năng suất lao động và khả năng học tập. Bên cạnh đó, thiếu tỉnh táo sẽ dễ gây ra tai nạn lái xe hoặc vận hành máy móc khi làm việc.
  • Tác động tiêu cực đến não bộ: Mất ngủ làm ảnh hưởng nồng độ serotonin trong não khiến chức năng thùy trán của não bị suy giảm. Đây là cơ quan có trách nhiệm điều hành suy nghĩ và đưa ra các tương tác xã hội phù hợp. Nếu chức năng của cơ quan này bị ảnh hưởng sẽ khiến não bộ bị mất khả năng ức chế suy nghĩ tự tử, đôi khi là thúc đẩy ý nghĩ tự sát.

Nguyên tắc điều trị

Điều trị dùng thuốc:

  • Một số loại thuốc dùng điều trị mất ngủ như nhóm benzodiazepin. Tuy nhiên phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Một số thuốc chống trầm cảm, chống lo âu, chống loạn t hần
  • Một số loại bài thuốc đông y có tác dụng cải thiện giấc ngủ có chứa các loại thảo dược như tim sen, lá vông,…

Điều trị không dùng thuốc

  • Loại bỏ nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ: uống cà phê quá nhiều, ăn nhiều đồ cay nóng, ăn quá no, thay đổi múi giờ quá lớn, căng thẳng,…
  • Chuẩn bị giấc ngủ: tạo tâm trạng thư thái, thoải mái trước khi ngủ, giường ngủ đặt nơi thoáng mát, sạch sẽ,…
  • Liệu pháp tâm lý: gác lại suy nghĩ, lo lắng công việc trước giờ ngủ, tập một vài động tác nhẹ nhàng, thư giãn, tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ,…
  • Bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng như magie, melatonin,… từ nguồn thực phẩm hàng ngày như hoa quả (dưa hấu, bơ, chuối,…), rau củ (cải xoăn, bông cải xanh, actiso,…), sữa,… và dùng thêm các thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ thiên nhiên.

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE SLEEPING SWISH QT

Thành phần

Khối lượng tịnh/viên: 630mg ± 7.5%

Trong mỗi viên chứa

STTThành phầnTên khoa họcHàm lượng
1Cao Tâm senNelumbo nucifera100 mg
2Hỗn hợp chiết xuất cao 72 mg
 Lạc tiênPassiflora foetida150 mg
 Lá vôngErythrina variegata150 mg
 Bạch quảGinkgo biloba120 mg
 Táo nhânZizyphus Jujuba100 mg
 Thảo quyết minhSenna Tora100 mg
 Xuyên khungLigusticum wallichii50 mg
 Sinh địa 50 mg
3Melatonin 2.5 mg
4Phụ liệu: Vỏ nang Gelatin, Magnesi stearate, bột talk Vừa đủ

Phân tích thành phần chính

Các thành phần chính tạo nên công dụng của sản phẩm được chia làm 2 nhóm chính

Nhóm 1 – Dưỡng tâm, an thần, tạo giấc ngủ sâu: Tâm sen, Lạc tiên, Melatonin

Nhóm 2 – Tăng cường tuần hoàn não: Bạch quả

Cơ chế tác dụng

Nhóm 1 – Dưỡng tâm, an thần, tạo giấc ngủ sâu

Tâm sen

Trong tâm sen có chứa các chất nelumbin, nuciferin, liensinine, asparagin có tác dụng an thần, tạo cảm giác thoải mái và cân bằng cho cơ thể, giúp cải thiện chứng mất ngủ, cho người sử dụng giấc ngủ ngon và sâu hơn. 

Cơ chế chính là do hoạt chất Nuciferin ức chế tế bào não, và hoạt chất flavonoid ức chế quá trình peroxy hóa lipid ở não.

Đối với người già, người mất ngủ kinh niên việc sử dụng trà tâm sen hay các món ăn, bài thuốc chứa tâm sen có thể giúp họ chìm vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn, nâng cao chất lượng giấc ngủ, loại bỏ chứng mất ngủ.

Lạc tiên

Trong cây có các thành phần hóa học chính là hoạt chất Passiflorin, Saporanetin, Vitexin, Sapomarin, Harmin, Harmol, Harmalol, Hermalin, Chất xơ. Ngoài ra, trong quả lạc tiên chín còn chứa nhiều dưỡng chất như vitamin A, C, muối khoáng, protein, glucozo, đường đơn,… Các chất saponin, alcaloid, flavonoid có trong lạc tiên có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, giúp chống trầm cảm, chống lo âu, hồi hộp giúp trấn tĩnh tinh thần, giúp tinh thần thoải mái, chữa mất ngủ, hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ lâu năm.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra thành phần alcaloid có nhân harman trong chiết xuất của lạc tiên có tác dụng an thần, kéo dài giấc ngủ nhờ ngăn cản được hoạt động của cafein trên cơ thể thỏ. Các nghiên cứu khác cũng chứng minh tác dụng làm giảm hoạt động của chuột nhắt trắng đã được kích thích do cafein và kéo dài thời gian gây ngủ hexobarbital.

Melatonin

Melatonin là một loại hormone do tuyến tùng trong bộ não sản sinh, và giảm dần theo độ tuổi. Nó có hoạt tính tạo giấc ngủ bằng cách tạo cảm giác buồn ngủ, làm giảm nhiệt độ cơ thể nên làm bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Vì vậy, melatonin thường được sử dụng trong việc điều hòa giấc ngủ và nhịp sinh học.

Trong cơ thể người, hàm lượng melatonin cao nhất vào nửa đêm và sau đó giảm dần cho đến sáng. Vì vậy việc uống melatonin 1 giờ trước khi ngủ sẽ tạo được giấc ngủ tốt. Melatonin còn có hoạt tính chống oxy hóa ỏ thực nghiệm trên động vật, bảo vệ AND khỏi tổn thất do một số chất gây ung thư, do đó có tác dụng bảo vệ não. Chỉ định chủ yếu của melatonin là gây ngủ, điều trị tốt cho bệnh nhân mất ngủ, dùng lâu còn có tác dụng tạo được giấc ngủ tốt cho người cao tuổi.

Nhóm 2 – Tăng cường tuần hoàn máu não

Bạch quả

Cao Bạch quả (EGB) chứa các hoạt chất Myricetin, Quercetin, Ginkgolides, Bilobalides có tác dụng làm tăng tuần hoàn não, tăng tính chịu đựng của mô não khi thiếu oxy, chống oxy hóa, ổn định màng và tế bào não khỏi bị tấn công bởi các gốc tự do nên có tác dụng bảo vệ thần kinh.

EGB được dùng để chống thiểu năng tuần hoàn não với biểu hiện chính là ù tai, chóng mặt, giảm thị lực, suy võng mạc mắt; thiểu năng tuần hoàn não khi chưa bị tai biến mạch máu não nhằm dự phòng từ xa tai biến mạch máu não; điều trị thiểu năng tuần hoàn não sau khi đã bị tai biến mạch máu não nhằm dự phòng tai biến mạch máu não thứ phát.

EGB có tác dụng cải thiện trí nhớ, chống sa sút trí tuệ, bảo vệ tế bào não khỏi những tổn thương do thiếu máu cục bộ, phòng chống nhồi màu não, tắc nghẽn mạch não, tăng tuần hoàn, nuôi dưỡng tế bào não, chống thoái hóa tế bào não

Cơ chế chính là nhờ việc EGB ức chế men MAO (Monomine Oxydase), làm cho serotonin không bị phân hủy, hàm lượng được duy trì, gây hưng phấn thần kinh, chống trầm cảm, tăng cường trí nhớ.

Ưu điểm

Ngoài những thành phần chính trên, Sleeping Swish QT cũng chứa những thảo dược có nguồn gốc từ tự nhiên khác như Lá vông, Táo nhân, Thảo Quyết Minh,… giúp tăng cường tác dụng hỗ trợ dưỡng tâm, an thần cho người dùng.

Lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tình bình. Thành phần chính chứa alkaloid và saponin, có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, an thần, hạ nhiệt, hạ huyết áp, gây ngủ. Hơn nữa, khi tỉnh dậy cũng thoải mái, dễ chịu hơn, không còn cảm giác mệt mỏi hay nặng đầu. Lá vông cũng làm co bóp các cơ khiến cho giấc ngủ được ngon hơn.

Táo nhân có vị ngọt, tính bình, quy vào tâm, tỳ, can, đởm, chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học khác nhau như flavonoid, saponin, alkaloid và terpen có tác dụng tăng cường miễn dịch, giảm mỡ máu, chống xơ vữa động mạch, chống động kinh, an thần, gây ngủ. Trong đó hoạt chất quan trọng tạo nên tác dụng là Jujuboside A. Các nghiên cứu đã chỉ ra Jujuboside A ngăn ngừa rối loạn mất ngủ, gây ra sự kích thích tế bào thần kinh vùng đồi thị và suy giảm trí nhớ ở chuột, đồng thời là tác nhân bảo vệ thần kinh, giúp cải thiện các rối loạn hành vi ở mô hình chuột mất trí nhớ.

Thảo quyết minh vị mặn, tính bình, quy vào 2 kinh can, thận, thường được phối hợp trong các phương thuốc để chữa trị triệu chứng mất ngủ, đồng thời giúp cải thiện các triệu chứng khác như hồi hộp kém ngủ, đau đầu chóng mặt, tinh thần căng thẳng không ổn định.

Thông tin sản phẩm

Công dụng

Hỗ trợ dưỡng tâm, an thần, tạo giấc ngủ sâu.

Hỗ trợ hoạt huyết dưỡng não, giúp tăng cường tuần hoàn máu não, hỗ trợ làm giảm các biểu hiện thiểu năng tuần hoàn não và hạn chế tai biến mạch máu não do tắc mạch

Đối tượng sử dụng

Người bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

Người bị thiểu năng tuần hoàn não với các biểu hiện: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược thần kinh, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay, hội chứng tiền đình.

Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

Cách dùng

Uống 1 viên/lần/ngày. Uống vào buổi tối trước khi ngủ 1 giờ.

Tiêu chuẩn: TCCS

Số GPĐK: 11113/2019/ĐKSP

Lưu ý

Phụ nữ có thai và cho con bú, người có hội chứng máu chậm đông, người đang xuất huyết, người đang cơn cao huyết áp kịch phát, người chuẩn bị phẫu thuật, người đang vận hành máy móc, tàu xe không dùng.

Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm: CÔNG TY TNHH TM QUYẾT THẤNG

Địa chỉ: số 13 ngõ Thái Thịnh 1, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, TP Hà Nội

Hotline: 0911 36 88 66

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi cho QT Pharma
Gọi cho QT Pharma

Chat Zalo
Chat Zalo

Gửi Mail
Gửi Mail