GÓP cây xây rừng
-XÂY LẠI RỪNG XANH, VUN ĐẮP TƯƠNG LAI-
Giai đoạn 1 (2023 -2024) Đã có 158,470 cây được trồng
Giai đoạn 2 (2023 -2024) Đang có 71460 cây được đóng góp
Mỗi postcard bạn chia sẻ là một hạt mầm hy vọng, góp phần phủ xanh Trái Đất và nuôi dưỡng một mai sau bền vững.
Lượt chia sẻ được tính khi người tham gia thực hiện chia sẻ thông tin dự án lên Facebook hoặc đăng lại trên Tiktok kèm hashtag #TrongrungcungQT
Giai đoạn 1 (2023 -2024) đã 2,884 người tham
Giai đoạn 2 (2024 -2025) Đã có 2,884 người tham gia chia sẻ và đóng góp được 2,884 cây
Tại mỗi nơi các bạn, hãy là người truyền tải thông điệp này, nhận ủng hộ từ người thân, bạn bè, khách hàng, hướng dẫn cho con trẻ bỏ ống heo trồng rừng…. chỉ với 3.000 VNĐ/ 1 cây. Mỗi ngày tiết kiệm 3.000 VNĐ, mỗi năm bạn đã đóng góp được 365 cây để góp phần vá áo mẹ thiên nhiên.
Giai đoạn 1 (2023 -2024) đã góp được 58,296 cây với số tiền là 151,391,000 VNĐ
Giai đoạn 2 (2024 -2025) Đã đóng góp được 58,296 cây với tổng số tiền là 30.000 VND
Ngày nay, rừng chiếm khoảng 31% tổng diện tích đất của Trái đất, trải dài 40,6 triệu km². Trong ba thập kỷ qua, thế giới đã mất hơn 4% diện tích rừng, tương đương với ½ diện tích Ấn Độ.
Theo số liệu do Viện Tài nguyên thế giới (WRI) và Trường đại học Maryland (Mỹ) tổng hợp, diện tích rừng nhiệt đới toàn cầu biến mất trong năm 2023 rộng khoảng 37.000km2 – gần bằng diện tích Thụy Sĩ.
Từ phần diện tích rừng nhiệt đới đã mất, có thể suy ra tốc độ mất rừng nhiệt đới hiện tại tương đương với 10 sân bóng đá mỗi phút
Diện tích rừng bị thu hẹp gây mất cân bằng sinh thái và khả năng hấp thụ khí CO2 khiến gia tăng biến đổi khí hậu toàn cầu, gây thiên tai: lũ lụt, xói mòn, mưa đá, nhiệt độ tăng nóng lạnh bất thường… ngày càng diễn biến phức tạp và không theo một quy luật nào.
Mất rừng khiến cho khả năng giữ nước bề mặt không còn, làm mất hẳn các mạch nước ngầm, làm gia tăng hạn hán và xâm nhập mặn. UNICEF ước tính, mỗi ngày có hơn 700 trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu chết vì tiêu chảy do thiếu nước sạch, thiếu tiếp cận vệ sinh.
Mất rừng gây suy giảm đa dạng sinh học; một số loài động thực vật đang có nguy cơ biến mất do bị tác động con người và sự biến đổi môi trường. Trong số đó, có một số loại rất quý hiếm, ghi trong Sách đỏ của thế giới thuộc diện bảo vệ nghiêm ngặt đang tiếp tục bị đe doạ.
Hưởng ứng đề án trồng 1 tỷ cây xanh của TTCP, QT đặt mục tiêu trồng ít nhất 300.000 CÂY…
Ngày 25/03/2024, trong chuyến đi thiện nguyện đến Điện Biên, QTPharma có dịp ghé thăm rừng ở xã Toả Tình,…
Nhằm đáp ứng nhu cầu cây giống để phục vụ trồng rừng trong thời gian sắp tới. Ngày 26/3/2024 vừa…
Không chỉ kêu gọi đóng góp cây giống, QTPharma còn tổ chức thu gom hạt giống cây ăn quả để…
Ở bản Pa Tết, xã Huối Lếch, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, mỗi mùa mưa là một mùa chia…
Bản Pa Tết, xã Huổi Lếch, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. 10h Sáng Chủ Nhật ngày 13 tháng 4…