CẬP NHẬT MỚI NHẤT 2023: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TÁI THẨM ĐỊNH GPP TẠI NHÀ THUỐC

Việc tái thẩm định GPP sẽ được cơ quan quản lý tiến hành thường xuyên nhằm đảm bảo việc các cơ sở bán lẻ thuốc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả cho người bệnh.

GPP là gì?

GPP là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Good Pharmacy Practices”, được dịch sang tiếng Việt là “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc”.

Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn trong hành nghề tại cơ sở bán lẻ thuốc nhằm bảo đảm cung ứng, bán lẻ thuốc trực tiếp đến người sử dụng thuốc và khuyến khích việc sử dụng thuốc một cách an toàn và có hiệu quả cho người sử dụng thuốc.

Chính vì vậy, việc tái thẩm định GPP sẽ được cơ quan quản lý tiến hành thường xuyên nhằm đảm bảo việc các cơ sở bán lẻ thuốc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả cho người bệnh.

thẩm định GPP
Thẩm định GPP là gì?

Khi nào phải chuẩn bị tái thẩm định GPP

Thời gian định kỳ đánh giá việc duy trì đáp ứng GPP tại cơ sở bán lẻ thuốc là 03 năm, kể từ ngày kết thúc lần đánh giá liền trước (không bao gồm các đợt đánh giá đột xuất, thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế, Sở Y tế).

Hằng năm, Sở Y tế các tỉnh sẽ công bố kế hoạch đánh giá duy trì đáp ứng GPP của cơ sở bán lẻ thuốc trong năm kế tiếp. Căn cứ vào đó, các nhà thuốc, quầy thuốc cần nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ về Sở Y tế trong thời gian tối thiểu 30 ngày, trước thời điểm đánh giá theo kế hoạch đã được Sở Y tế công bố.

Ví dụ: Thời điểm dự kiến đánh giá tại cơ sở bán lẻ thuốc A là ngày 18 tháng 8 năm 2018 thì cơ sở bán lẻ thuốc A phải nộp hồ sơ đề nghị đánh giá về Sở Y tế trước ngày 18 tháng 7 năm 2018.

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE HOẠT HUYẾT TIỀN ĐÌNH T250

Hoạt huyết tiền đình T250 – Giúp hoạt huyết tăng cường tuần hoàn não, hỗ trợ giảm triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, đau mỏi vai gáy, hội chứng tiền đình do thiểu năng tuần hoàn máu não.

Tái thẩm định GPP cần chuẩn bị những gì

 Hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GPP, bao gồm:

1. Đơn đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GPP theo quy định, tại đây.

2. Tài liệu kỹ thuật cập nhật về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự của cơ sở bán lẻ thuốc (nếu có thay đổi);

3. Báo cáo tóm tắt về hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong thời gian 03 năm gần nhất tính từ thời điểm đánh giá liền trước (không bao gồm các đợt đánh giá đột xuất, thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế, Sở Y tế) đến ngày đánh giá định kỳ. 

Ngoài ra cần chuẩn bị: 

+ Chứng chỉ hành nghề dược do Sở Y tế cấp.

+ Giấy chứng nhận GPP bản gốc.

thẩm định GPP
Đơn đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” (Thẩm định GPP)

Trình tự đánh giá đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc ( tái thẩm định GPP)

Thành lập đoàn đánh giá

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế thành lập Đoàn đánh giá, thông báo cho cơ sở bán lẻ thuốc về thời gian đánh giá. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có văn bản thông báo, Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá thực tế tại nhà thuốc.

Quy trình tái thẩm định GPP

a) Bước 1. Đoàn đánh giá công bố Quyết định thành lập Đoàn đánh giá, mục đích, nội dung và kế hoạch đánh giá dự kiến tại cơ sở bán lẻ thuốc;

b) Bước 2. Cơ sở bán lẻ thuốc trình bày tóm tắt về tổ chức, nhân sự và hoạt động triển khai, áp dụng GPP hoặc nội dung cụ thể theo nội dung của đợt đánh giá;

c) Bước 3. Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá thực tế việc triển khai áp dụng GPP tại cơ sở bán lẻ thuốc theo từng nội dung cụ thể;

d) Bước 4. Đoàn đánh giá họp với cơ sở bán lẻ thuốc để thông báo về tồn tại phát hiện trong quá trình đánh giá (nếu có); đánh giá mức độ của từng tồn tại; thảo luận với cơ sở bán lẻ thuốc trong trường hợp cơ sở bán lẻ thuốc không thống nhất với đánh giá của Đoàn đánh giá đối với từng tồn tại; đánh giá phân loại đáp ứng GPP của cơ sở bán lẻ thuốc;

đ) Bước 5. Lập và ký biên bản:

Đoàn đánh giá có trách nhiệm lập Biên bản đánh giá GPP theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục III kèm Thông tư 02/2018/TT-BYT; biên bản phải phân loại mức độ đáp ứng GPP của cơ sở bán lẻ thuốc theo quy định và liệt kê, phân tích các tồn tại mà cơ sở bán lẻ thuốc cần khắc phục sửa chữa (nếu có).

thẩm định GPP
Quy trình tái thẩm định GPP tại nhà thuốc

Biên bản đánh giá GPP được chủ cơ sở bán lẻ thuốc cùng Trưởng Đoàn đánh giá ký xác nhận. Biên bản đánh giá phải thể hiện được thành phần Đoàn đánh giá, địa điểm, thời gian, phạm vi đánh giá và được lập thành 03 bản: 01 bản lưu tại cơ sở bán lẻ thuốc, 02 bản lưu tại Sở Y tế.

Thông báo kết quả tái thẩm định GPP

a, Trường hợp cơ sở bán lẻ thuốc đáp ứng GPP:

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá thực tế tại cơ sở bán lẻ thuốc và ký biên bản đánh giá, Sở Y tế thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đáp ứng GPP 

b, Trường hợp cơ sở bán lẻ thuốc phải báo cáo khắc phục:

  • Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày kết thúc việc đánh giá thực tế tại cơ sở bán lẻ thuốc và ký biên bản đánh giá, Sở Y tế có văn bản yêu cầu cơ sở bán lẻ thuốc tiến hành khắc phục, sửa chữa tồn tại, gửi báo cáo khắc phục về Sở Y tế;
  • Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày Sở Y tế có văn bản yêu cầu, cơ sở bán lẻ thuốc phải hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa và có văn bản báo cáo khắc phục kèm bằng chứng (hồ sơ, tài liệu, hình ảnh, video, giấy chứng nhận) chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa tồn tại được ghi trong biên bản đánh giá;
  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo khắc phục kèm bằng chứng (hồ sơ tài liệu, hình ảnh, video, giấy chứng nhận), Sở Y tế đánh giá kết quả khắc phục của cơ sở bán lẻ thuốc và kết luận tình trạng đáp ứng GPP của cơ sở bán lẻ thuốc như sau:
  •  Trường hợp việc khắc phục của cơ sở bán lẻ thuốc đã đáp ứng yêu cầu: Sở Y tế thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận GPP;
  • Trường hợp việc khắc phục của cơ sở bán lẻ thuốc chưa đáp ứng yêu cầu: Sở Y tế có văn bản yêu cầu nội dung cần tiếp tục khắc phục, sửa chữa và nộp báo cáo bổ sung. Thời hạn gia hạn để tiếp tục khắc phục, sửa chữa và báo cáo là 45 ngày, kể từ ngày có văn bản yêu cầu.

c, Trường hợp cơ sở bán lẻ thuốc chưa đáp ứng GPP

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày kết thúc đánh giá tại cơ sở bán lẻ thuốc, Sở Y tế thông báo về việc không đáp ứng GPP và tùy theo tính chất, mức độ không đáp ứng GPP, Sở Y tế thực hiện một hoặc các biện pháp sau đây:

  • Xử phạt vi phạm hành chính 
  • Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận GPP (nếu có) 

4.4 Phân loại đáp ứng GPP sau khi tái thẩm định

a) Cơ sở bán lẻ thuốc đáp ứng GPP:

Cơ sở bán lẻ thuốc không mắc lỗi nào thuộc điểm không chấp nhận và đạt 90% trên tổng điểm trở lên;

b) Cơ sở bán lẻ thuốc phải báo cáo khắc phục:

Cơ sở bán lẻ thuốc không mắc lỗi nào thuộc điểm không chấp nhận và đạt từ 80% đến dưới 90% trên tổng điểm;

c) Cơ sở bán lẻ thuốc không đáp ứng:

Cơ sở bán lẻ thuốc mắc từ 01 lỗi thuộc điểm không chấp nhận trở lên hoặc chỉ đạt dưới 80% trên tổng điểm.

Chi tiết cách chấm điểm, xem tại PHỤ LỤC II – 2a, kèm thông tư 02/2018-BYT, tại đây.

Một số điều cần lưu ý khác khi tái thẩm định GPP

5.1. Trong khoảng thời gian giữa các đợt đánh giá định kỳ, cơ sở bán lẻ thuốc phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Thay đổi vị trí cơ sở bán lẻ thuốc tại cùng địa điểm kinh doanh;
  •  Mở rộng cơ sở bán lẻ thuốc;
  • Sửa chữa, thay đổi lớn về cấu trúc cơ sở bán lẻ thuốc.

5.2 Nhà thuốc tái thẩm định bắt buộc phải nhập vào phần mềm những dữ liệu thật và liên thông lên Sở Y tế trước khi thẩm định lại.

Trên đây là những vấn đề mà các nhà thuốc cần lưu ý để tái thẩm định đạt hiệu quả tốt nhất. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ hữu ích dành cho các nhà thuốc. QT Pharma chúc các nhà thuốc tái thẩm định thành công.

Nguồn: Cục quản lý dược

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi cho QT Pharma
Gọi cho QT Pharma

Chat Zalo
Chat Zalo

Gửi Mail
Gửi Mail