BỆNH WHITMORE CÓ PHẢI LÀ DO “VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI” KHÔNG? CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ

Đợt này chắc mọi người cũng nghe thấy có vụ “vi khuẩn ăn thịt người” đang gây khá nhiều lo lắng cho nhiều người. Trên thực tế thì đó là 1 loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do loại vi khuẩn sống ở trong đất có tên dài ngoằng Burkholderia pseudomallei gây nên. Căn bệnh này còn có tên khác là melioidosis hay quen thuộc hơn là bệnh Whitmore. Dưới đây là 1 vài thông tin về căn bệnh này để anh em tham khảo và tự biết cách phòng chống.

Dưới đây là các dạng nhiễm trùng Whitmore phổ biến, mọi người tham khảo ​
Căn bệnh này thực tế có thể đã có trước đây từ lâu nhưng chưa được đặt tên và phân loại, thường nó sẽ bị nhầm lẫn sang các bệnh khác. Phải đến năm 1911 nhà khoa học người anh Alfred Whitmore đã phát hiện ra ca bệnh với các triệu chứng đặc trưng đầu tiên ở Myanmar, ở Việt Nam mình theo các báo cáo thì đã phát hiện ca bệnh từ năm 1925 lận. Theo các số liệu thu thập được thì tính trung bình hàng năm ở Việt Nam tỷ lệ mắc căn bệnh này là cứ 1 triệu người sẽ có 13 người bị mắc bệnh, bởi vậy Whitmore không phải là 1 căn bệnh mới được phát hiện ở nước chúng ta.
 
Loại vi khuẩn B. pseudomallei này sống ở dưới đất, vì thế con đường lây nhiễm chính là do các vết trầy xước trên da có tiếp xúc với đất. Kiểu như làm ruộng, ngã xe hay đá bóng bị ngã trầy xước trên nền đất là cũng đã thế có nguy cơ mắc bệnh rồi (đội hay lấy đất rắc lên chỗ xước khi đá bóng chắc sẽ không thích điều này). Cũng có thể có những ca bị mắc do hít phải không khí có bụi đất chứa khuẩn hoặc uống phải nước bẩn, nhưng phần lớn là do tiếp xúc với đất như nói ở trên. Cũng may là tỷ lệ lây nhiễm từ người sang người là rất rất hiếm nên bệnh này thường là các ca bệnh riêng lẻ, không phải là 1 loại dịch bệnh có thể lây lan nhanh chóng qua các đường tiếp xúc thông thường.
 
Lý do mà mọi người kêu nó là vi khuẩn ăn thịt người thực ra là do các nơi vi khuẩn xâm nhập bị viêm nhiễm gây loét và “rụng” các chỗ nó đi vào cơ thể. Như ca bệnh hay đưa trên mạng 1 bệnh nhân bị mất mũi là do vậy.
 
Các triệu chứng thường gặp của bệnh melioidosis rất dễ làm các bác sỹ điều trị nhầm lẫn sang các bệnh khác như viêm phổi hay lao chẳng hạn, hơn nữa căn bệnh này còn ác ở chỗ tùy vào người mà khả năng phát bệnh có thể chỉ từ vài giờ đến cả những ca kéo dài dai dẳng đến hàng năm sau.
 
Cái khó của căn bệnh này là sự mập mờ trong triệu chứng mà thường phải dùng đến xét nghiệm nuôi cấy và định danh vi sinh đắt đỏ. Rất may là ở Việt Nam mình có 1 nhóm rất mạnh nghiên cứu về căn bệnh này, và theo Tiến sỹ Trịnh Thành Trung của trường đại học quốc gia Hà Nội, trưởng nhóm cho biết họ có các công nghệ để xét nghiệm định danh vi khuẩn này với giá rẻ hơn rất rất nhiều lần.
 
Cũng như những việc điều trị các bệnh viêm nhiễm khác, để điều trị bệnh Whitmore ta phải dùng kháng sinh, chỉ khác là loại kháng sinh cho bệnh này là loại đặc hiệu và cần phải tập trung tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sỹ bởi thời gian điều trị thường sẽ kéo dài hơn nhiều, từ 2 tuần đến vài tháng, so với các đợt điều trị kháng sinh thông thường chỉ trong 3, 5 hay 7 ngày.
 
Gần đây nhờ việc tiếp cận thông tin được dễ dàng và các công nghệ chẩn đoán xét nghiệm tân tiến hơn nên tỷ lệ phát hiện bệnh này cũng nhiều hơn. Đây hoàn toàn không phải là 1 căn bệnh mới hay là loại vi khuẩn “ăn thịt người” như nhiều người nghĩ. Việc mọi người cần làm là giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay rửa chân rửa mặt chăm hơn, tránh bị trầy xước có tiếp xúc với đất không đáng có. Khi nghi ngờ mọi người nên đến những bệnh viện để được khám xét đầy đủ vì ở các phòng khám tư nhiều khi không có các thiết bị xét nghiệm đủ chuẩn để phát hiện loại vi khuẩn này.
Mọi người nên tập luyện sức khỏe cho tốt, bổ sung các loại thực phẩm chức năng cho cơ thể.
Chúc mọi người khỏe mạnh.
 
Tham khảo CDC​

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi cho QT Pharma
Gọi cho QT Pharma

Chat Zalo
Chat Zalo

Gửi Mail
Gửi Mail