RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Rối loạn tiền đình: Những điều cần biết và phương pháp điều trị
Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo,… Bệnh rất hay tái phát, làm ảnh hưởng tới công việc và chất lượng cuộc sống.

1. Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình (Vestibular Disorders) là bệnh lý gây ra tình trạng mất thăng bằng tư thế do tổn thương liên quan đến hệ thống tiền đình và hệ thần kinh trung ương. 

Hệ tiền đình gồm những bộ phận nằm ở tai trong và não có chức năng giữ thăng bằng, duy trì tư thế, dáng bộ, đảm bảo phối hợp cử động giữa toàn thân, mắt và đầu. Bởi vậy, bất cứ một tổn thương nào tại hệ thống này đều có thể làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiền đình, điển hình là chóng mặt, mất thăng bằng.

Hệ thống tiền đình

2. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình

Bệnh được chia thành 2 loại chính là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương

Rối loạn tiền đình ngoại vi có thể xuất phát từ các nguyên nhân như: Viêm dây thần kinh tiền đình do virus, u dây thần kinh số 8, viêm tai giữa, chấn thương và dị dạng tai trong, nhiễm độc tai do thuốc, bệnh Meniere, rối loạn chuyển hóa (suy giáp, tăng ure máu, tiểu đường)…

Rối loạn tiền đình trung ương thường do các nguyên nhân tại não như nhồi máu não, u não, xuất huyết não, đau nửa đầu Migraine, viêm não, bệnh Parkinson, rối loạn tuần hoàn máu não…

Ngoài ra, còn có những yếu tố nguy cơ của bệnh rối loạn tiền đình như: 

– Tuổi tác cao, những người lớn tuổi (từ 40 tuổi trở lên) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ.   

– Thường xuyên chịu áp lực tâm lý, căng thẳng, lo lắng quá mức.

– Sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích, thiếu ngủ, ít tập luyện thể thao, chế độ ăn uống không khoa học.

– Phụ nữ sau sinh, phụ nữ đang mang thai, bị mất nhiều máu, mất nước.

Yếu tố nguy cơ của Rối loạn tiền đình

3. Rối loạn tiền đình có chữa được không? 

Rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi, tránh tái phát, biến chứng nếu người bệnh thực hiện điều trị đúng, tích cực.

Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình hiện nay chủ yếu là điều trị nội khoa bao gồm các phương pháp dùng thuốc, sản phẩm hỗ trợ và thay đổi lối sống. Trong đó, bệnh nhân hoàn toàn phải tuân thủ theo chỉ định của nhân viên y tế về chế độ điều trị. 

Điều trị nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình được điều trị theo nguyên nhân gây rối loạn tiền đình (nếu tìm được nguyên nhân cụ thể). Chẳng hạn như:

  • Rối loạn tiền đình do Viêm tai giữa, nhiễm trùng ốc tai, viêm dây thần kinh tiền đình do virus: Sử dụng các thuốc kháng sinh, kháng virus
  • Rối loạn tiền đình do rối loạn chuyển hóa (suy giáp, tăng ure máu, tiểu đường): sử dụng các thuốc điều trị rối loạn chuyển hóa. 
  • Rối loạn tiền đình do chấn thương, dị dạng tai, u dây thần kinh, u não, xuất huyết não cần điều trị phẫu thuật.

Điều trị triệu chứng của rối loạn tiền đình

Điều trị triệu chứng chóng mặt, buồn nôn

Thông thường sử dụng các nhóm thuốc kháng cholinergic; kháng histamin như meclizine; cinnarizin, promethazine, dimenhydrinate, scopolamine; Acetyl Leucin, thuốc hỗ trợ tiền đình betahistine giúp giảm triệu chứng  rối loạn tiền đình như chóng mặt, buồn nôn. 

Tuy nhiên những thuốc này dễ gây tác dụng phụ buồn ngủ, lờ đờ nên chỉ sử dụng trong thời gian ngắn.

Điều trị triệu chứng mất ngủ, lo âu 

Thuốc an thần nhóm benzodiazepin (diazepam), rotundin  giúp người bệnh giảm lo lắng và ngủ ngon hơn.

Điều trị triệu chứng đau đầu hoa mắt: 

Để khắc phục triệu chứng đau đầu, bệnh nhân rối loạn tiền đình có thể sử dụng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, ibuprofen, tuy nhiên không nên lạm dụng và cần có sự hướng dẫn của nhân viên y tế trước khi sử dụng.  

Thuốc hỗ trợ tuần hoàn máu não như piracetam, vinpocetine, ginkgo biloba giúp tăng lưu lượng máu lên não, giúp người bệnh khắc phục những triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. 

4. Người bệnh bị Rối loạn tiền đình nên làm gì? 

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân Rối loạn tiền đình cần thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, kết hợp tập luyện để điều trị dứt điểm và hạn chế nguy cơ tái phát, nhất là đối với bệnh nhân rối loạn tiền đình ngoại biên. Sau đây chúng tôi gợi ý một số điểm cần thực hiện với người mắc rối loạn tiền đình. 

Chế độ sinh hoạt cho người bị rối loạn tiền đình

  • Hàng ngày dành khoảng 30 phút vận động nhẹ, thể dục vừa phải (ví dụ, tập dưỡng sinh) để máu huyết lưu thông
  • Tránh thức khuya, nên ngủ đủ giấc, lý tưởng nhất là ngủ từ 6 tiếng trở lên mỗi ngày
  • Tránh tâm trạng buồn phiền, vì đôi khi cảm giác không thoải mái dẫn đến những rối loạn về nội sinh, khiến cho tình trạng rối loạn tiền đình ngày càng nặng hơn.
  • Khi ngủ nằm đầu thấp, không kê gối quá cao
  • Tránh làm việc căng thẳng trong thời gian dài. Đối với những người làm việc văn phòng, khoảng 1 – 2 tiếng, bạn nên đứng dậy, đi lại hoặc thay đổi góc nhìn để tránh căng thẳng thần kinh.
  • Không nên đứng lên ngồi xuống liên tục hoặc đột ngột.
Người bị rối loạn tiền đình nên tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày

Chế độ ăn uống

– Ăn nhiều rau củ quả để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt, các loại rau họ cải có nhiều vitamin B1, B6, B12, rất tốt trong việc ổn định hệ thống tiền đình.

– Bổ sung đủ nước mỗi ngày để đảm bảo hoạt động của cơ thể và não bộ. 

– Nên ăn nhạt hơn khẩu vị của người bình thường.

– Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chiên rán., không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

Sử dụng sản phẩm Hoạt huyết tiền đình T250

Thành phần: 

Hoạt huyết tiền đình T250 là sự kết hợp của nhiều thảo mộc quý, các vitamin và khoáng chất:

  • Thông đất: chứa hoạt chất chính là Huperzine A có tác dụng tăng cường dẫn truyền thần kinh, nuôi dưỡng tế bào não, từ đó có đáp ứng rất tốt với các bệnh teo não, sa sút trí tuệ, các bệnh có liên quan đến tổn thương tế bào thần kinh não bộ.
  • Cúc thơm: thường được dùng hỗ trợ điều trị, dự phòng đau nửa đầu với khả năng chống viêm và giảm co thắt cơ trơn mạch máu
  • Bạch quả: là thảo mộc vô cùng nổi tiếng với các tác dụng: điều trị các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não: suy giảm tập trung, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, lú lẫn, lo âu, chóng mặt, ù tai, nhức đầu; tăng lưu lượng máu não, phòng ngừa huyết khối, nuôi dưỡng tế bào não, chống thoái hóa tế bào não.
  • Bình vôi: cải thiện tình trạng mất ngủ, giúp người bệnh ngủ ngon giấc
  • Các vitamin, dưỡng chất, khoáng chất thiết yếu cho hoạt động của hệ thần kinh và não bộ: Magie, GABA, Vitamin B6 , Vitamin B1

Công dụng: 

Giúp hoạt huyết tăng cường tuần hoàn não, hỗ trợ giảm triệu chứng của rối loạn tiền đình do thiểu năng tuần hoàn máu não như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, đau mỏi vai gáy. 

Cách dùng: 

Uống 1 viên/lần/ngày. Trường hợp nặng: 2 viên/ngày. Nên uống vào buổi tối.

Hoạt huyết tiền đình T250 được bán tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc.

Các thông tin được tham khảo tại Hoithankinhocvietnam.com và internet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi cho QT Pharma
Gọi cho QT Pharma

Chat Zalo
Chat Zalo

Gửi Mail
Gửi Mail