Hệ thống miễn dịch được xem là một hệ “quốc phòng” của cơ thể. Nó đóng vai trò then chốt giúp chống ngăn ngừa mắc bệnh và nhiễm trùng từ bên ngoài. Khi cơ thể có hệ miễn dịch tốt còn giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Đặc biệt, trong bối cảnh có nhiều bệnh mới nổi và gánh nặng của những căn bệnh không lây nhiễm đang gia tăng như hiện nay, việc có một hệ miễn dịch khoẻ mạnh càng có ý nghiã hơn bởi nó sẽ giúp nâng cao hơn chất lượng cuộc sống của người bệnh.
HỆ THỐNG MIỄN DỊCH LÀ GÌ
Hệ thống miễn dịch (Immune System) là hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Chúng phối hợp với nhau để bảo vệ con người chống lại các vi trùng và vi sinh vật gây bệnh. Hệ miễn dịch tấn công những yếu tố gây bệnh cho cơ thể con người thông qua một loạt các bước được gọi là phản ứng miễn dịch
Khác với hệ thống thần kinh, hệ miễn dịch của cơ thể phức tạp hơn và nằm ở khắp các nơi trong cơ thể, bao gồm:
- Amidan cổ họng
- Hệ thống tiêu hóa
- Tủy xương
- Da
- Hạch bạch huyết
- Lá lạch
- Niêm mạc mỏng bên trong mũi, họng và bộ phần sinh dục
Việc phân bố rải rác ở nhiều vị trí giúp hệ miễn dịch hình thành và lưu trữ các tế bào, cũng như duy trì hoạt động liên tục nhằm giữ cho toàn bộ cơ thể luôn khỏe mạnh.
THÀNH PHẦN HỆ THỐNG MIỄN DỊCH
Tế bào bạch cầu còn được gọi là leukocytes, là thành phần chính của hệ thống miễn dịch. Tế bào này lưu thông trong cơ thể trong các mạch máu và mạch bạch huyết song song với các tĩnh mạch và động mạch. Các tế bào bạch cầu (white blood cell) luôn tuần tra liên tục và tìm kiếm mầm bệnh trong cơ thể. Khi tìm thấy mục tiêu, chúng sẽ bắt đầu nhân lên và gửi tín hiệu đến các loại tế bào khác để loại bỏ tác nhân gây hại.
Các tế bào bạch cầu được dự trữ ở những nơi khác nhau trong cơ thể, được gọi là các cơ quan bạch huyết bao gồm:
- Tuyến ức: Tuyến giữa phổi và ngay dưới cổ.
- Lá lách: Cơ quan lọc máu nằm phía trên bên trái của bụng.
- Tủy xương: Bộ phận này được tìm thấy ở trung tâm của xương giúp tạo ra các tế bào hồng cầu.
- Hạch bạch huyết: Đây là các tuyến nhỏ ở khắp cơ thể, được liên kết bởi các mạch bạch huyết.
Có hai loại bạch cầu chính là thực bào và tế bào lympho.
Thực bào: là những tế bào này tấn công mầm bệnh bằng cách bao quanh, hấp thụ và phá vỡ chúng. Một số loại thực bào bao gồm:
- Bạch cầu trung tính: Đây là loại thực bào phổ biến nhất có xu hướng tấn công các loại vi khuẩn.
- Monocytes: Đây là loại thực bào lớn nhất và đóng nhiều vai trò trong miễn dịch.
- Đại thực bào: Đây là “lính tuần tra” tìm mầm bệnh và cũng loại bỏ các tế bào chết và sắp chết.
- Tế bào mast: Chúng có nhiều công việc khác nhau, bao gồm giúp chữa lành vết thương và chống lại mầm bệnh.
Tế bào lympho: là những tế bào giúp cơ thể ghi nhớ những mầm bệnh gây hại trước đó và nhận ra nếu chúng quay lại tấn công lần nữa. Tế bào lympho sản sinh bên trong tủy xương. Một số sẽ ở lại tủy và phát triển thành tế bào lympho B, số khác sẽ đi đến tuyến ức và trở thành tế bào lympho T. Hai loại tế bào này có vai trò khác nhau:
- Tế bào lympho B: tạo ra các kháng thể và giúp cảnh báo các tế bào lympho T.
- Tế bào lympho T: phá hủy các tế bào bị tổn thương trong cơ thể và giúp cảnh báo các bạch cầu khác.
PHÂN LOẠI HỆ THỐNG MIỄN DỊCH
Có 3 loại miễn dịch ở người bao gồm:
Miễn dịch bẩm sinh
Tất cả chúng ta lúc vừa được sinh ra đã có mức độ miễn dịch nhất định để chống lại tác nhân gây hại. Hệ thống miễn dịch của con người, tương tự như của nhiều loài động vật, sẽ tấn công những mầm bệnh ngay từ ngày đầu, bao gồm các rào cản bên ngoài của cơ thể chúng ta, chẳng hạn như da và màng nhầy của cổ họng và ruột.
Nếu mầm bệnh vượt qua được lớp phòng thủ đầu tiên là hệ thống miễn dịch bẩm sinh, khả năng miễn dịch chủ động hoặc thụ động trong cơ thể sẽ xảy ra.
Miễn dịch chủ động
Hệ thống miễn dịch này giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự phát triển của mầm bệnh. Khi chúng ta tiếp xúc với bệnh tật hoặc được tiêm vaccine, cơ thể sẽ xây dựng một loạt kháng thể với các mầm bệnh khác nhau. Điều này đôi khi được gọi là bộ nhớ miễn dịch vì hệ thống miễn dịch của chúng ta có khả năng nhớ những tác nhân gây hại trước đó.
Miễn dịch thụ động
Loại miễn dịch này “mượn” từ một nguồn khác, nhưng không kéo dài mãi mãi. Chẳng hạn như, em bé nhận được kháng thể từ người mẹ qua nhau thai trước khi sinh và trong sữa mẹ sau khi sinh. Miễn dịch thụ động này giúp bảo vệ em bé khỏi một số bệnh nhiễm trùng trong những năm đầu đời.
VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG MIỄN DỊCH
Bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh
Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Trong khi đó, “những kẻ xâm lược” khiến con người mắc bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và thậm chí là nấm. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi như trong nhà, nơi làm việc và môi trường tự nhiên. Phản ứng miễn dịch được diễn ra như sau:
- Bước 1: Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ con người bằng cách tạo ra một rào cản ngăn chặn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể.
- Bước 2: Nếu chúng có thể vượt qua khỏi hàng rào, hệ miễn dịch tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, cũng như các hóa chất và protein khác nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố lạ có thể gây hại này. Hệ miễn dịch sẽ làm mọi cách để tìm ra và loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia.
- Bước 3: Trong trường hợp thất bại, hệ thống phòng thủ của cơ thể còn tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để kìm hãm, không để cho mầm mống gây bệnh phát triển.
Hệ miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau và sẽ phát huy toàn bộ chức năng cần thiết để loại bỏ hầu hết những yếu tố gây bệnh xâm nhập. Nếu hoạt động một cách bình thường, hệ thống phòng thủ phức tạp này có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe từ cảm lạnh thông thường cho đến ung thư nguy hiểm.
Tạo kháng thể chống bệnh cũ tái phát
Con người được sinh ra với một mức độ hệ miễn dịch và sức đề kháng nhất định, song chúng sẽ cải thiện dần theo thời gian. Khi trẻ em thường xuyên mắc các bệnh cảm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một “ngân hàng” kháng thể trong lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh và hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai. Đưa những mầm bệnh đã được làm yếu vào trong cơ thể nhằm tạo điều kiện cho hệ miễn dịch chiến thắng, tạo ra kháng thể và ngăn chặn bệnh tái phát cũng chính là cách mà vắc xin hoạt động.
Tuy nhiên, hệ miễn dịch sẽ trở nên kém hiệu quả hơn khi con người già đi. Suy giảm miễn dịch có thể khiến họ yếu dần và dễ mắc bệnh, phổ biến là viêm khớp và ngay cả là một số loại ung thư.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỆ THỐNG MIỄN DỊCH
Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, vi khuẩn, virus và độc tố có thể tấn công con người, từ đó dẫn đến một số căn bệnh.
Dị ứng và quá mẫn cảm với một số chất được cho là có nguyên nhân từ rối loạn hệ miễn dịch. Lúc này, hệ miễn dịch bị lỗi sẽ tự động chiến đấu với các yếu tố không quá nguy hiểm, ví dụ như phấn hoa hoặc lông động vật, khiến cơ thể trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với chúng.
Ngoài ra, hệ miễn dịch cũng đóng vai trò chính trong quá trình thải ghép ở những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cấy ghép thay thế các mô hoặc cơ quan nội tạng. Rối loạn miễn dịch còn gây ra những bệnh lý khác, chẳng hạn như:
- Các bệnh tự miễn: Tiểu đường ở trẻ vị thành niên, viêm khớp dạng thấp và thiếu máu.
- Các bệnh suy giảm miễn dịch: HIV/AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người) và suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng SCID.
THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE IMMU QT
Thành phần: Trong 10ml chứa
STT | Tên thành phần | Tên khoa học | Hàm lượng |
1 | Lysine HCl (L-Lysine HCl) | 300mg | |
2 | Cao men bia (men bia tươi) | Saccharomyces Cerevisiae | 50mg |
3 | Thymomoduline | 50mg | |
4 | Magnesi Gluconate | 40mg | |
5 | Lactoferrin | 10mg | |
6 | D-Glucan Beta Yeast (joncan) | 10mg | |
7 | Kẽm Gluconate | 5mg | |
8 | Vitamin B1 | Thiamin Mononitrate | 1mg |
9 | Vitamin B2 | Riboflavin5’-phosphat sodium-tan | 1mg |
10 | Vitamin B6 | Pyridocine Hydroclorid | 1mg |
11 | Potassium Iodie | 10mcg | |
12 | Vitamin B9 | Acid Folic | 5mcg |
13 | Selenium Yeast (Selen hữu cơ) | 1mcg | |
14 | Vitamin B12 | Cobalamin | 0,5mcg |
15 | Phụ liệu: Nước tinh khiết, đường | Vừa đủ 10ml |
Cơ chế tác dụng
Các thành phần chính tạo nên công dụng sản phẩm bao gồm: Lysine HCl, Cao men bia, Thymomoduline, Kẽm Gluconate, Vitamin B1
Lysine HCl
Lysine hay còn được gọi là L-Lysine là một acid amin cần thiết cho cơ thể. Không giống như một số acid amin khác, cơ thể không tự tổng hợp được lysine. Do đó, chỉ có thể bổ sung lysine bằng cách thông qua chế độ ăn uống. L-Lysine là dạng lysine mà cơ thể có thể sử dụng, nó được tìm thấy trong thực phẩm và là loại được dùng trong các chất bổ sung.
Trong rất nhiều chức năng sinh học của Lysine, một số chức năng đáng chú ý bao gồm tổng hợp các mô liên kết như xương, da, collagen, eslatin và tổng hợp carnitine và chuyển đổi kết quả của các acid béo thành năng lượng; hỗ trợ cho sự phát triển lành mạnh và phát triển ở trẻ em, duy trì chức năng miễn dịch khỏe mạnh, đặc biệt là liên quan đến hoạt tính kháng virus. Về sau này, lysine nổi tiếng với những lợi ích tiềm năng của nó trong việc kháng virus. Các thử nghiệm lâm sàng cũng đã chứng minh được việc bổ sung lysine giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Lysine còn đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ em. Lysine giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hoá hấp thu tối đa dinh dưỡng và phát triển chiều cao. Nó cũng giúp tăng cường hấp thu calci, ngăn cản sự bài tiết khoáng chất này ra ngoài cơ thể nên nó có tác dụng tăng trưởng chiều cao, ngăn ngừa bệnh còi xương, loãng xương. Thiếu hụt Lysine ở trẻ em, nhất là ở trẻ biếng ăn, sẽ xảy ra hiện tượng chậm lớn , trí tuệ phát triển kém, dễ thiếu men tiêu hoá và nội tiết tố. Nhu cầu L-Lysine ở trẻ em cao hơn rất nhiều so với người lớn, do vậy cần bổ sung L-Lysine cho trẻ nhỏ để đảm bảo sự phát triển của trẻ.
Cao men bia (Men bia tươi)
Men bia tươi được phát hiện có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa của trẻ em. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy men bia có tác dụng kích thích sự hấp thu thức ăn, lợi tiêu hóa, chống thiếu máu, cân bằng và bảo vệ hệ thần kinh, chống xơ vữa động mạch, chống độc, kích thích nội tiết tố… Men bia tươi thường được sử dụng trong các trường hợp cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, thiếu máu, kém ăn, chậm tăng trưởng, stress, rối loạn thần kinh.
Men bia tươi dùng làm thuốc thường có khoảng 20 tỷ tế bào sống Saccharomyces cerevisiae. Ðược xem như loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và là véc-tơ dẫn đường cho sự hấp thu các loại Vitamin khác vào cơ thể con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Men bia tươi cũng kích thích phát triển hệ vi khuẩn Probiotic ở đường ruột, giúp tái tạo những vi khuẩn cần thiết cho sự tiêu hóa ở đường ruột nên thường được dùng cùng lúc hay sau một đợt điều trị bằng kháng sinh, hoặc khi bị rối loạn các vi khuẩn hữu ích ở đường ruột.
Men bia tươi còn có tác dụng chống nhiễm trùng bằng cách tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Giúp tăng cường sức khỏe, chống nhiễm trùng (trong các trường hợp bị cảm, ho, nóng sốt). Men bia còn được dùng làm thực phẩm bổ sung cho trẻ nhỏ.
Men bia tươi góp phần hoàn thiện hệ tiêu hóa vốn non nớt và dễ bị tổn thương của trẻ. Kích thích đường tiêu hóa hoạt động trơn tru, giúp chuyển hóa hấp thu các dưỡng chất, trẻ hết biếng ăn.
Thymomodulin
Thymomodulin là một lysate acid của tuyến ức bắp chân với hoạt đồng điều hòa miễn dịch, được sử dụng trong phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp tái phát, bệnh dị ứng, suy giảm miễn dịch và trong một số bệnh ung thư.
Thymomodulin là một chất hoàn toàn cơ thể không tự sản sinh được mà phải bổ sung từ bên ngoài. Do đó đây là một trong những hoạt chất được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm bổ sung dành cho trẻ em với tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, giúp trẻ phòng ngừa được những bệnh tật thông thường và giảm mức độ nặng khi mắc bệnh, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.
Thymomodulin có bản chất là protein có hoạt tính sinh học cao được chiết xuất và tinh chế từ hormon tuyến ức của bê non bằng kỹ thuật sinh học hiện đại. Theo các nghiên cứu khoa học, Thymomodulin giúp kích thích cơ thể sản sinh và làm trưởng thành tế bào lympho T một cách tự nhiên, đồng thời, nó cũng làm tăng cường chức năng của các tế bao miễn dịch lympho T, lympho B và đại thực bào. Các nghiên cứu trên cơ thể người đã chứng minh hiệu quả rõ rệt của Thymomodulin trong việc cải thiện triệu chứng lâm sàng trong nhiều loại bệnh tật khác nhau, như nhiễm trùng, dị ứng và các bệnh ác tính, cải thiện chức năng miễn dịch ở người già.
Trong y học, thymomodulin được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân thiếu hụt sản sinh kháng thể, khả năng miễn dịch kém, hỗ trợ các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, virus như viêm nhiễm đường hô hấp, viêm gan, phòng ngừa và điều trị bệnh giảm bạch cầu nguyên phát và thứ phát.
Kẽm Gluconate
Kẽm là khoáng chất tự nhiên và là một nguyên tố vi lượng thiết yếu cần thiết cho cơ thể. Kẽm không tự sản sinh trong cơ thể và cũng không thể lưu trữ lượng dư thừa nên nguyên tố này cần phải được bổ sung từ chế độ ăn uống hàng ngày. Thiếu kẽm có thể gây ra một số tình trạng ở trẻ nhỏ như tầm vóc thấp bé, biếng ăn do giảm khả năng ngửi, nếm mùi vị, ốm vặt do sức đề kháng yếu, rối loạn đường hô hấp và tiêu hóa,…
Kẽm có thể làm thay đổi sự ngon miệng bởi các tác động trực tiếp lên hệ thống trung ương, thay đổi sự đáp ứng các thụ thể đặc hiệu đối với dẫn truyền thần kinh trung ương. Kẽm cũng tham gia chuyển hóa carbohydrate, lipid, và protein, từ đó dẫn tới việc sử dụng, tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Kẽm còn làm tăng nhanh sự tái tạo niêm mạc, tăng lượng enzym ở diềm bản chải ở nhung mao ruột, làm tăng miễn dịch tế bào, tăng tiết kháng thể. Do đó, bổ sung kẽm giúp tăng cường miễn dịch của trẻ, giảm tỷ lệ mắc và mức độ trầm trọng của nhiễm trùng, giảm tỷ lệ chết ở trẻ, giảm đáng kể tỷ lệ tiêu chảy kéo dài và giảm thời gian mắc bệnh
Kẽm Gluconate là một loại hợp chất của kẽm có thể hấp thu trong cơ thể người và được sử dụng trong các sản phẩm nhằm mục đích cung cấp kẽm. Dạng muối gluconate được sử dụng để tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện sự tăng trưởng và sức khỏe ở trẻ sơ sinh và trẻ em thiếu kẽm, điều trị cảm lạnh thông thường và nhiễm trùng tai tái phát, cúm, nhiễm trùng đường hô hấp trên, ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng đường hô hấp dưới cũng như được sử dụng cho bệnh sốt rét và các bệnh khác do ký sinh trùng.
Một số tác dụng của Kẽm Gluconate đối với trẻ nhỏ đó là:
- Duy trì sự phát triển toàn diện của trẻ: Kẽm là một vi chất dinh dưỡng quan trọng tham gia vào hầu hết các chức năng của cơ thể. Kẽm duy trì sự phát triển bình thường ở trẻ em, nhất là về trí não (từ giai đoạn bào thai đến lúc trưởng thành).
- Giúp trẻ phòng tránh bệnh tật: Kẽm Gluconat tham gia vào quá trình cấu tạo nên các loại enzym, chuyển hóa các loại lipid từ đó giúp cho cơ thể tăng cường tối ưu hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, giảm rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa cảm cúm, suy dinh dưỡng. Mặt khác, giúp trẻ hạn chế tích lũy mỡ trong cơ thể, từ đó có thể phòng tránh được hàng loạt các bệnh như béo phì, mỡ máu…
Vitamin B1
Vitamin B1 hay còn được gọi là Thiamin là một loại vitamin tan trong nước thuộc nhóm Vitamin B. Nó có vai trò quan trọng trong chuyển hóa carbohydrate thành glucose để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Đồng thời nó cũng góp phần vào quá trình chuyển hóa protein và chất béo. Thiếu hụt B1 dẫn đến các quá trình chuyển hóa này gặp trở ngại rất lớn, vì dẫn truyền thần kinh ở những cơ quan trong hệ tiêu hóa như dạ dày, ruột bị ảnh hưởng dẫn đến giảm nhu động ruột và dạ dày. Điều này khiến trẻ dễ bị chướng bụng, quá trình tạo phân trong hệ tiêu hóa cũng giảm, dẫn đến việc chán ăn, giảm sự thèm ăn ở trẻ nhỏ.
Thiếu vitamin B1 ở trẻ em là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấp còi, suy dinh dưỡng, kém phát triển về trí tuệ,… của trẻ, với một số biểu hiện như sau:
- Chán ăn, ăn không ngon miệng: Vitamin B1 có tác động lớn đến quá trình điều hòa cảm giác no. Thiếu hụt vitamin B1 cơ thể sẽ luôn có cảm giác no hoặc đầy, gây ra sự chán ăn, kén ăn ở trẻ.
- Cơ thể luôn uể oải, mệt mỏi, có thê diễn ra từng ngày hoặc đột ngột.
- Trẻ cáu gắt, khó chịu do không đủ lượng vitamin B1 cho sự phát triển, gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
- Thụ động, phản xạ kém, trẻ đau nhức tay chân và yếu cơ,…
Đồng thời Vitamin B1 cũng có vai trò quan trọng với sự phát triển chiều cao và trí não của trẻ. Nhưng vitamin B1 lại rất dễ hao hụt trong quá tình nấu nướng, cho nên nguy cơ thiếu B1 là rất dễ xảy ra, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Do đó, việc bổ sung Vitamin B1 là cần thiết để giúp trẻ có thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Ưu điểm
Ngoài những thành phần tạo nên công dụng chính ở trên, công thức Immu QT còn được phối hợp rất nhiều những chất dinh dưỡng khác như các Vitamin nhóm B, Lactoferrin, Selenium, D-Glucan, Magnesi,…
Vitamin nhóm B hỗ trợ quá trình sản xuất năng lượng trong cơ thể, cũng như trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng trong tế bào và đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của trẻ về cả thể chất lãn trí tuệ. Các vitamin B1, B2, B6, B9, B12 có trong công thức tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa và chuyển hóa hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình tiêu hóa cho trẻ.
Lactoferrin là kháng thể miễn dịch tìm thấy trong sữa mẹ, góp phần hình thành nên hệ thống miễn dịch tự nhiên ở trẻ. Nhờ khả năng cạnh trạnh chất sắt rất cao mà Lactoferrin trở thành yếu tố miễn dịch quan trọng của cơ thể, làm giảm khả năng phát triển của vi khuẩn, virus, tăng cường sức đề kháng, tạo nên hàng rào bảo vệ sức khỏe của trẻ từ bên trong.
Selen có tác động đến hệ miễn dịch của trẻ, đóng vai trò thiết yếu trong men glutahione peroxidase ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, bao gồm sự phát triển và hoạt động của bạch cầu. Selen cũng cần cho chuyển hóa iod và là một phần của quá trình tạo hormon tuyến giáp. Do đó, selen là vi chất cần thiết và không thể thiếu cho việc phát triển, tăng trưởng và duy trì thể trạng khỏe mạnh ở trẻ nhỏ.
D-Glucan gắn với nhau bằng liên kết beta-glycoside tạo thành Beta Glucan. Chất này làm gia tăng nhanh chóng số lượng các tế bào miễn dịch đặc biệt và kích hoạt hệ thống kháng thể của hệ miễn dịch, đảm bảo cho chúng hoạt động tốt. Do đó, bổ sung D-Glucan giúp tăng cường miễn dịch và tăng khả năng phòng bệnh cho trẻ.
Magnesi là một trong những khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe toàn diện ở trẻ em cũng như người lớn. Không chỉ giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, mà còn có khả năng giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng, điều chỉnh nhu động ruột và rất nhiều những tác dụng khác.
Sự phối hợp các thành phần này với hàm lượng phù hợp giúp Immu QT có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ quá trình ăn ngon, tiêu hóa khỏe và tăng khả năng hấp thu dưỡng chất của trẻ đến mức tối đa, tăng cường sức đề kháng giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe trong và sau khi ốm bệnh. Đặc biệt đối với trẻ biếng ăn thì việc tăng cường sức đề kháng là cực kì quan trọng, do trẻ biếng ăng thường không nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết để tạo nên hệ miễn dịch cho cơ thể của mình, dẫn đến tình trạng dễ mắc bệnh hơn các trẻ bình thường.
Đồng thời, sản phẩm được sản xuất tại nhà máy GMP với quy trình và công nghệ hiện đại, đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả cho sức khỏe của trẻ.
Thông tin sản phẩm
Công dụng
Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cơ thể, giúp trẻ hạn chế mắc các bệnh về đường hô hấp do sức đề kháng kém
Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, tăng khả năng hấp thu, hạn chế tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh
Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng trong giai đoạn thời tiết giao mùa, trong thời gian điều trị kháng sinh hoặc các thuốc khác
Đối tượng sử dụng
Trẻ hay ốm, hay mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản do sức đề kháng kém
Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa
Trẻ đang điều trị bằng kháng sinh và các loại thuốc khác
Cách dùng
Trẻ em từ 12 – 24 tháng tuổi: Uống 1 ống/lần/ngày.
Trẻ em từ 2 – 6 tuổi: Uống 1 ống/lần x 1 – 2 lần/ngày.
Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Uống 1 ống/lần x 2 – 3 lần/ngày.
Trẻ trên 12 tuổi: Uống 1 ống/lần x 3 lần/ngày
GPĐK: 1613/2018/ĐKSP
GPQC: 0087/2018/XNQC
Lưu ý:
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không sử dụng cho người có mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm.