Đột quỵ não – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, nguy cơ và phòng ngừa.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm…

Tỷ lệ đột quỵ não ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mỗi năm có khoảng 15 triệu người mắc đột quỵ não, khoảng năm triệu người trong số đó tàn phế vĩnh viễn và năm triệu người tử vong.

Theo Tổ chức Đột quỵ Mỹ năm 2019, số lượng bệnh nhân đột quỵ ở những người trẻ đã tăng hơn 44% trong 10 năm gần đây, và khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ mỗi năm có độ tuổi từ 18 đến 50.

Tại Việt Nam, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp bốn lần nữ giới.

Ghi nhận tại Trung tâm Đột quỵ não – Bệnh viện Trung ương Quân đội (TƯQĐ) 108, năm 2020 đã ghi nhận nhiều trường hợp trong độ tuổi thanh thiếu niên bị đột quỵ não, trong đó có trường hợp nhỏ tuổi nhất là 12 tuổi.

Các loại đột quỵ não chính

2 loại đột quỵ chính

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Gây ra bởi tắc nghẽn trong động mạch, chiếm khoảng 87% số ca đột quỵ. Mặc dù có những đánh giá trên diện rộng, nhiều cơn đột quỵ thuộc dạng này vẫn còn chưa rõ nguyên nhân. May mắn thay, các liệu pháp dự phòng có hiệu quả cho tất cả các loại đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Các loại đột quỵ do thiếu máu cục bộ phổ biến là:

  • Đột quỵ do huyết khối: Một cục máu đông (huyết khối) hình thành trong một động mạch ở cổ hoặc não. Những động mạch này có thể có tích tụ chất béo, gọi là các mảng bám.
  • Đột quỵ do tắc mạch: Tắc nghẽn bởi các cục máu đông hình thành ở đâu đó trong cơ thể (thường là tim) và di chuyển đến não. Nguồn phổ biến thường là nhịp bất thường ở hai buồng phía trên của tim (rung tâm nhĩ), có thể làm hình thành cục máu đông.

Đột quỵ do xuất huyết: Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi một động mạch trong não bị rò rỉ máu hoặc bị vỡ (vỡ ra). Máu bị rò rỉ gây áp lực quá lớn lên các tế bào não, làm tổn thương chúng.

Huyết áp cao  và chứng phình động mạch – những khối phồng giống như quả bóng trong động mạch có thể căng ra và vỡ ra – là những ví dụ về các tình trạng có thể gây ra đột quỵ xuất huyết.

Có hai loại đột quỵ xuất huyết:

  • Xuất huyết nội sọ là loại đột quỵ xuất huyết phổ biến nhất. Nó xảy ra khi một động mạch trong não bị vỡ, làm tràn máu các mô xung quanh.
  • Xuất huyết dưới nhện là một loại đột quỵ xuất huyết ít phổ biến hơn. Nó liên quan đến chảy máu ở khu vực giữa não và các mô mỏng bao phủ nó.

Khoảng 15% trường hợp đột quỵ là do xuất huyết.

Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA):

Đối với Blanche Teal-Cruise, một người hút thuốc trong 40 năm và cũng bị huyết áp cao, cơn thiếu máu não thoáng qua (đôi khi được gọi là đột quỵ nhỏ) mà cô ấy gặp phải trên đường đi làm là một hồi chuông cảnh tỉnh.

.

Một cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) đôi khi được gọi là “cơn đột quỵ nhỏ”. Nó khác với các loại đột quỵ chính vì dòng máu đến não bị tắc nghẽn chỉ trong một thời gian ngắn – thường không quá 5 phút.

Điều quan trọng là phải biết rằng:

  • TIA là một dấu hiệu cảnh báo về một cơn đột quỵ trong tương lai.
  • TIA là một trường hợp cấp cứu y tế, giống như một cơn đột quỵ lớn.
  • Đột quỵ và TIA cần được chăm sóc khẩn cấp. Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn cảm thấy có dấu hiệu đột quỵ hoặc thấy các triệu chứng ở người xung quanh bạn.
  • Không có cách nào để biết ngay từ đầu các triệu chứng là do TIA hay do một loại đột quỵ chính.
  • Giống như đột quỵ do thiếu máu cục bộ, cục máu đông thường gây ra TIA.

Hơn một phần ba số người bị TIA và không được điều trị sẽ bị đột quỵ nặng trong vòng 1 năm. Khoảng 10% đến 15% số người sẽ bị đột quỵ nặng trong vòng 3 tháng sau khi TIA.

Nhận biết và điều trị TIA có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ lớn. Nếu bạn bị TIA, bác sĩ của bạn có thể tìm ra nguyên nhân và thực hiện các bước để ngăn ngừa đột quỵ lớn.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ:

  1. Đột ngột tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể.
  2. Đột ngột nhầm lẫn , khó nói hoặc khó hiểu lời nói.
  3. Đột ngột khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt.
  4. Đột ngột khó đi lại, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc thiếu phối hợp.
  5. Đau đầu dữ dội đột ngột  không rõ nguyên nhân

Gọi 911 ngay lập tức nếu bạn hoặc người khác có bất kỳ triệu chứng nào trong số này.

Có nguy cơ đột quỵ cao hơn nếu thấy xuất hiệu nhiều hơn một trong các dấu hiệu này. Tuy nhiên, có nhiều tình trạng khác có thể giống đột quỵ, và cần phải có một chuyên gia y tế xác định nguyên nhân của các triệu chứng này. Việc học cách nhận biết các dấu hiệu này là quan trọng, và nếu có thể, chú ý ngay khi chúng bắt đầu. Mặc dù chúng có thể không gây đau và thậm chí qua đi nhanh chóng, chúng là những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng rằng một cơn đột quỵ đã xảy ra hoặc có thể sắp xuất hiện.

Kiểm tra theo qui tắc F.A.S.T: phát hiện sớm khi nghi ngờ đột quỵ.

– F – face (mặt): Khi cười có xệ một bên mặt không?

– A – Arms (cánh tay): Khi giơ cả 2 tay, có 1 tay thấp hơn tay còn lại không?

– S – speech (lời nói): Khi lặp lại một cụm từ đơn giản, có nói lắp hoặc kì lạ (khó hiểu) không?

– T – Time (thời gian): Nếu thấy bất kì dấu hiệu trên, hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức.

Những việc chúng ta có thể làm trong khi chờ xe cấp cứu

  • Nếu người bị đột quỵ còn ý thức, cho họ nằm 1 bên, đầu hơi đưa cao, dùng gối hoặc 1 vật gì đó kê.
  • Không đưa bệnh nhân cái gì để ăn hoặc uống.
  • Mở nút áo để bệnh nhân thở dễ dàng hơn
  • Nếu yếu tay hay chân, nên chú ý đừng để tay chân bị kéo lê khi ta di chuyển người bệnh.
  • Nếu họ bị bất tỉnh, kiểm tra hơi thở và nhịp đập, nếu họ không có hơi thở hay nhịp, bắt đầu CPR (hồi sinh tim phổi).
  • Nếu bạn không biết CPR, có thể hỏi người NVYT trên phone, họ sẽ hướng dẫn. (theo Tổ chức stroke)

Mỗi phút đều có ý nghĩa: bạn được điều trị càng sớm (lý tưởng là trong vòng 60 phút), nguy cơ xuất hiện tổn thương vinh viễn càng giảm. Nếu bạn thấy có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo đột quỵ nào, liên hệ với bác sỹ hoặc người chăm sóc sức khỏe của bạn, đi đến phòng cấp cứu hoặc gọi cho 911 ngay!

Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ

Nhiều yếu tố nguy cơ khiến một người dễ bị đột quỵ hơn. Các nguy cơ này bao gồm các  yếu tố có thể kiểm soát được (những điều bạn có thể thay đổi) và không thể kiểm soát được (những điều bạn không thể thay đổi). Tin tốt là có thể phòng tránh được hơn một nửa số loại đột quỵ bằng chăm sóc y tế và thay đổi lối sống.

Các yếu tố có thể thay đổi:

  • Chứng tăng huyết áp (cao huyết áp): Nguy cơ đột quỵ bắt đầu tăng khi huyết áp duy trì ở trên mức 115/75. Cao huyết áp, nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ, làm tổn thương thành động mạch và có thể làm tăng hoạt động đông máu, dẫn đến sự hình thành các cục máu đông gây đột quỵ. Do cao huyết áp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ hai đến sáu lần, kiểm soát huyết áp giúp giảm nguy cơ đáng kể. Có sẵn một số thuốc giúp kiểm soát cao huyết áp.
  • Hút thuốc: Hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh việc gây hại cho phổi, hút thuốc cũng làm tổn thương thành mạch máu, làm tăng quá trình xơ cứng động mạch, khiến tim làm việc nhiều hơn và làm tăng huyết áp. Phơi nhiễm với hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Tin tốt là, nếu bạn dừng hút thuốc hôm nay, trong vòng hai đến năm năm, nguy cơ đột quỵ của bạn sẽ ngang với người chưa bao giờ hút thuốc.
  • Cholesterol cao và thừa cân: Mức cholesterol từ 200 trở xuống là tốt nhất cho người trưởng thành. Cholesterol thừa có thể tích tụ trên thành động mạch và dẫn đến tắc những mạch này. Thừa cân làm quá tải toàn bộ hệ tuần hoàn và mở đường cho các yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ, như là cao huyết áp. Lối sống ngồi yên ít vận động làm gia tăng nguy cơ. Uống các thuốc statin làm giảm cholesterol có thể giảm nguy cơ đột quỵ.

Các yếu tố không thể thay đổi:

Bạn có thể không thể thay đổi các yếu tố sau, nhưng bạn có thể giảm thiểu ảnh hưởng của chúng lên nguy cơ đột quỵ chung bằng cách tập trung vào các yếu tố có thể kiểm soát được ở trên.

  • Tuổi tác: Mặc dù người trẻ tuổi có thể bị đột quỵ, nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi mỗi 10 năm kể từ tuổi 55.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn một chút so với nữ giới.
  • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ đột quỵ cao hơn gần gấp đôi so với người da trắng.
  • Tiền sử gia đình: Bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nếu gia đình có người từng bị đột quỵ.
  • Đái tháo đường: Các vấn đề về tuần hoàn liên quan đến đái tháo đường có thể tăng nguy cơ đột quỵ thậm chí là khi mức đường huyết và insulin được kiểm soát chặt chẽ.
  • Bệnh tim mạch: Bị đau tim có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ của bạn. Một yếu tố nguy cơ bổ sung là một bất thường ở tim được gọi là rung tâm nhĩ (AF), một loại bất thường nhịp tim đặc biệt ảnh hưởng đến trên một triệu người Mỹ. Thông thường, cả bốn buồng tim của trái tim đập theo cùng một nhịp, khoảng 60 đến 100 lần một phút. Ở người bị AF, tâm nhĩ trái có thể đập nhanh và không kiểm soát được lên đến 400 lần một phút. Nếu không được điều trị, AF có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ của bạn từ 4 đến 6 lần. Thuốc có thể giúp điều trị tình trạng này.
  • Đột quỵ tái phát: Một người có tiền sử đột quỵ có nguy cơ cao bị một lần đột quỵ khác. Nguy cơ cao này kéo dài xấp xỉ năm năm và giảm dần theo thời gian; nguy cơ cao nhất là trong vòng vài tháng đầu tiên. Bên cạnh chú ý tới những yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể kiểm soát được, những người trải qua đột quỵ có thể hưởng lợi từ thuốc kê đơn để giảm nguy cơ đột quỵ của mình.
  • Cơn thiếu máu não thoáng qua: Bị một cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) làm tăng nguy cơ bị đột quỵ lớn trong tháng, thường là trong hai ngày. Các thuốc, bao gồm aspirin có thể được kê để giúp ngăn ngừa cơn đột quỵ trong tương lai.

Bên cạnh các yếu tố nguy cơ trên, đột quỵ cũng có liên quan đến việc sử dụng rượu nhiều (đặc biệt là uống quá độ); sử dụng các thuốc trái luật như cocain và methamphetamin; tăng lượng hồng cầu; đau nửa đầu kèm hoa mắt (rối loạn thị giác); thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế hormon với estrogen. Chưa có chứng minh nào chỉ ra có mối quan hệ trực tiếp giữa căng thẳng và nguy cơ đột quỵ. Cũng như với nhiều tình trạng, tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày trong tuần làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Phòng ngừa đột quỵ

Biết các yếu tố nguy cơ đột quỵ, tuân theo các khuyến nghị của bác sĩ và áp dụng lối sống lành mạnh là những bước tốt nhất bạn có thể làm để ngăn ngừa đột quỵ. Nếu bạn bị đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), các biện pháp này có thể giúp ngăn ngừa một cơn đột quỵ khác. Sự chăm sóc theo dõi mà bạn nhận được trong bệnh viện và sau đó cũng có thể đóng một vai trò nào đó.

Nhiều chiến lược phòng ngừa đột quỵ cũng giống như các chiến lược ngăn ngừa bệnh tim. Nhìn chung, các khuyến nghị về lối sống lành mạnh bao gồm:

  • Kiểm soát huyết áp cao (tăng huyết áp). Đây là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giảm nguy cơ đột quỵ. Nếu bạn bị đột quỵ, giảm huyết áp có thể giúp ngăn ngừa TIA hoặc đột quỵ tiếp theo . Thay đổi lối sống lành mạnh và thuốc thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao.
  • Giảm lượng cholesterol và chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống của bạn. Ăn ít cholesterol và chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, có thể làm giảm sự tích tụ trong động mạch của bạn. Nếu bạn không thể kiểm soát lượng cholesterol của mình chỉ thông qua thay đổi chế độ ăn uống, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm cholesterol.
  • Bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ cho những người hút thuốc và những người không hút thuốc tiếp xúc với khói thuốc. Bỏ thuốc lá làm giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Quản lý bệnh tiểu đường. Ăn kiêng, tập thể dục và giảm cân có thể giúp bạn giữ lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh. Nếu các yếu tố lối sống dường như không đủ để kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị tiểu đường.
  • Duy trì cân nặng hợp lý. Thừa cân góp phần vào các yếu tố nguy cơ đột quỵ khác, chẳng hạn như huyết áp cao, bệnh tim mạch và tiểu đường.
  • Ăn một chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau quả. Một chế độ ăn uống bao gồm năm phần trái cây hoặc rau quả hàng ngày trở lên có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ. Chế độ ăn Địa Trung Hải, nhấn mạnh dầu ô liu, trái cây, các loại hạt, rau và ngũ cốc nguyên hạt, có thể hữu ích.
  • Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục nhịp điệu làm giảm nguy cơ đột quỵ theo nhiều cách. Tập thể dục có thể làm giảm huyết áp, tăng mức cholesterol tốt và cải thiện sức khỏe tổng thể của mạch máu và tim của bạn. Nó cũng giúp bạn giảm cân, kiểm soát bệnh tiểu đường và giảm căng thẳng. Dần dần dành ít nhất 30 phút hoạt động thể chất vừa phải – chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp – vào hầu hết, nếu không phải tất cả, các ngày trong tuần.
  • Uống rượu ở mức độ vừa phải, nếu có. Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ cao huyết áp, đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết. Rượu cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang dùng. Tuy nhiên, uống một lượng rượu nhỏ đến vừa phải, chẳng hạn như một ly mỗi ngày, có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ do thiếu máu cục bộ và giảm xu hướng đông máu của bạn. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về những gì thích hợp cho bạn.
  • Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA). Bác sĩ có thể đề nghị một nghiên cứu về giấc ngủ nếu bạn có các triệu chứng của OSA – một chứng rối loạn giấc ngủ khiến bạn ngừng thở trong thời gian ngắn lặp đi lặp lại trong khi ngủ. Điều trị OSA bao gồm một thiết bị cung cấp áp lực dương cho đường thở thông qua mặt nạ để giữ cho đường thở của bạn mở trong khi bạn ngủ.
  • Tránh ma túy bất hợp pháp. Một số loại ma túy đường phố, chẳng hạn như cocaine và methamphetamine, là những yếu tố nguy cơ gây TIA hoặc đột quỵ.

Hậu quả sau đột quỵ

Tai biến toàn thân

Phục hồi sau đột quỵ khác nhau: một số người có thể phục hồi hoàn toàn trong khi những người khác sẽ bị khuyết tật nhẹ, trung bình hoặc nghiêm trọng. Phục hồi nhanh nhất xảy ra trong vòng 30 ngày đầu tiên sau đột quỵ. Hậu quả cụ thể trên một người sống sót sau đột quỵ sẽ phụ thuộc vào vị trí và phạm vi của đột quỵ và việc người đó đã được điều trị nhanh như thế nào. Đột quỵ xảy ra ở bán cầu não trái có thể ảnh hưởng đến giao tiếp và trí nhớ, cũng như vận động ở phần cơ thể bên phải. Đột quỵ xảy ra ở bán cầu não phải có thể ảnh hưởng đến các khả năng không gian và nhận thức, cũng như vận động ở phần cơ thể bên trái.

Mặc dù không có hai người sống sót sau đột quỵ nào có tổn thương hoặc khuyết tật giống hệt nhau, những triệu chứng thể chất, nhận thức và cảm xúc chung của những người này thường là:

  • Tê liệt hoặc yếu: Thường là ở một bên cơ thể, bao gồm cả mặt và miệng. Bệnh nhân có thể bị khó nuốt hoặc bị bỏ mặc một bên (lờ hoặc quên mất phần cơ thể bị ảnh hưởng).
  • Vấn đề thị giác: Bệnh nhân có thể không tập trung nhìn được, có thể có điểm mù hoặc có vấn đề với tầm nhìn ngoại vi.
  • Khó khăn trong giao tiếp: Mất ngôn ngữ là khái niệm được dùng để mô tả tập hợp sự thiếu hụt về giao tiếp, bao gồm gặp vấn đề khi nói, hiểu, đọc và viết.
  • Rối loạn cảm xúc: Biểu hiện không kiểm soát, không lý giải được của hành động khóc, tức giận hoặc cười mà có thể ít có liên hệ đến trạng thái cảm xúc hiện tại của bệnh nhân. Những biểu hiện này thường đến và đi nhanh chóng và có thể giảm dần theo thời gian.
  • Trầm cảm: Lo âu (đặc biệt là về khả năng gặp một cơn đột quỵ khác) và trầm cảm không phải là hiếm gặp sau đột quỵ, và có thể có nguyên nhân sinh lý và tâm lý. Có thể dùng thuốc để giảm nhẹ những triệu chứng này.

Nguồn:https://careplusvn.com/vi/dot-quy-la-gi-dau-hieu-som-nhat-nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh

https://www.caregiver.org/%C4%91%E1%BB%99t-qu%E1%BB%B5-stroke

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi cho QT Pharma
Gọi cho QT Pharma

Chat Zalo
Chat Zalo

Gửi Mail
Gửi Mail