DÂY THẦN KINH VÀ BỔ THẦN KINH QT

DÂY THẦN KINH

Các loại dây thần kinh

Dây thần kinh là một bó sợi có chức năng nhận và gửi tin nhắn giữa cơ thể và não, tế bào thần kinh gửi các thông điệp về những thay đổi mặt hóa học và điện tử trong các tế bào. Mặc dù không ai biết chính xác, nhưng có thể nói rang con người có hàng tram dây thần kinh và hàng tỷ tế bào thần kinh, được ước lượng bắt đầu từ đỉnh đầu đến ngón chân.

Hệ thống dây thần kinh có chức năng dẫn truyền thông tin, đóng vai trò quan trọng giúp duy trì cuộc sống hằng ngày. Các dây thần kinh tham gia vào tất cả mọi hoạt động của cơ thể từ điều hòa nhịp thở đến kiểm soát cơ bắp và các cảm giác nóng lạnh.

Hệ thống dây thần kinh là mạng lưới thông tin chính, cùng với hệ thống nội tiếp giúp kiểm soát và duy trì các chức năng khác nhau trong cơ thể. Đồng thời, hệ thống này còn giúp tương tác với môi trường xung quanh.

Có 3 loại dây thần kinh trong cơ thể:

  • Dây thần kinh tự chủ – là những dây thần kinh kiểm soát các hoạt động bị động hoặc chủ động một phần bao gồm nhịp tim, huyết áp, tiêu hóa và điều chỉnh nhiệt độ.
  • Dây thần kinh vận động – là những dây thần kinh kiểm soát các chuyển động và hành động bằng cách truyền thông tin từ não và tủy sống đến cơ bắp.
  • Dây thần kinh cảm giác – là những dây thần kinh chuyển thông tin từ da và cơ trở lại tủy sống và não. Các thông tin này sau đó sẽ được xử lý và truyền đến các bộ phận của cơ thể gây nên cảm giác đau hay các cảm giác khác.

Dây thần kinh rất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể, do đó các tổn thương về dây thần kinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của con người.

Các triệu chứng đau thần kinh và tổn thương thần kinh

Tổn thương hệ thần kinh có thể có rất nhiều các triệu chứng khác nhau và nó sẽ phụ thuộc vào vị trí cũng như loại dây thần kinh bị ảnh hưởng. Tổn thương có thể xảy ra với các dây thần kinh trong não và tủy sống, cũng có thể xảy ra ở các dây thần kinh ngoại biện, nằm trên các bộ phân của cơ thể.

Các triệu chứng đau dây thần kinh có thể gặp phải:

  • Đau dây thần kinh vùng cột sống lưng, cổ vai gáy, cánh tay, chân, đau thần kinh tọa, liên sườn, ngoại biên, ngoại vi.
  • Đau dây thần kinh gây chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức và mất cảm giác ở vị trí tổn thương.
  • Đau tê ở cổ vai gáy lan xuống hai tay, ngứa ran ở tay, đau nửa đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó nuốt.
  • Đau dây thần kinh gây đau tê từ thắt lung lan xuống mông, đùi, hai chân.
  • Cơ bắp yếu đi, đặc biệt là ở tay và chân, mất cân bằng, giảm sự linh hoạt ở cổ, lưng và chân tay.
  • Cảm giác tê, châm chích hoặc ngứa ran ở bàn chân, bàn tay, dần dần lan lên câng chân, cánh tay.
  • Tối loạn cảm giác nông như tê bì, dị cảm ở bàn chân, sau đó làn lên cẳng chân, đùi, tay,… cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn, huyết áp tăng, mạch nhanh, da tái.
  • Mất kiếm soát đường tiểu tiện và/hoặc đại tiện.

Có 3 loại đau dây thần kinh thường gặp

Đau thần kinh cổ – vai – gáy:

Là triệu chứng của các bệnh xương khớp đốt sống như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống,… gây chèn ép vào rễ thân kinh đến giai đoạn nặng.

Triệu chứng điển hình:

  • Xuất hiện cơn đau vai gáy cổ lan xuống bả vai, cánh tay, các ngón tay, gây tê bì, rối loạn cảm giác.
  • Cơ vùng cổ co xoắn, căng cứng, khó cử động, hạn chế vận động, khó nâng đồ vật.
  • Thường xuyên đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai,… do lượng máu lưu thông lên não giảm, mất tập trung, suy giảm trí nhớ.

Đau thần kinh tọa lưng – mông – chân:

Dây thần kinh vùng thắt lưng – hông – mông thường liên quan đến bệnh lý đau dây thần kinh tọa. Đây là dấu hiệu cảnh báo các bệnh như: thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng, thoái hóa khớp, viêm khớp, viêm khớp cùng chậu,…

Các triệu chứng điển hình:

  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng từ thắt lưng lan xuống mông, hông đùi và xuống gót chân.
  • Cảm giác châm chích, âm ỉ như kim châm, kiến bò, tê đỏ.
  • Tê bì chân, mất cảm giác, teo cơ dần.
  • Thời tiết thay đổi gây tê cứng cột sống, đau thần kinh tọa kèm theo mỏi lưng và chân nhiều hơn.
  • Chức năng tình dục suy giảm, đi tiểu nhiều lần.

Đau thần kinh ngoại biên:

Là bệnh lý gây ra do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Dây thần kinh ngoại biên là các dây thần kinh giúp truyền tín hiệu từ não và tủy sống đến các cơ, cơ quan và mô cơ thể khác

Triệu chứng điển hình:

  • Cảm giác đau nhức, tê buốt và ngứa nhiều mũi kim châm chích hay bị điện giật, teo cơ.
  • Đau nhức ở khớp cổ tay, chân, vai và thường có cảm giác nóng quanh các vùng mà dây thần kinh ngoại biên đi qua
  • Tụt huyết áp gây đau thắt ngực và kể cả liệt dương ở nam giới, khô âm đạo ở nữ giới.

Nguyên nhân

Có hơn 100 loại tổn thương hệ thần kinh khác nhau. Các loại khác nhau có thể có các triệu chứng khác nhau và có những yêu cầu về điều trị khác nhau. Ước tính có khoảng 20 triệu người Mỹ bị tổn thương thần kinh ngoại biên. Loại tổn thương này ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là với những người có tuổi tác càng cao. Bên cạnh đó, có tới 70% người mắc bệnh tiểu đường cũng có triệu chứng bị tổn thương hệ thần kinh.

Mặc dù không phải là danh sách đầy đủ về các nguyên nhân gây bệnh liên quan đến thần kinh. Tuy nhiên, đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến đau dây thần kinh và tổn thương hệ thần kinh:

  • Các bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Guilain-Barre,… có thể tạo ra các triệu chứng đau thần kinh và tổn thương hệ thần kinh.
  • Ung thư: Ung thư có thể gây đau dây thần kinh và tổn thương hệ thần kinh theo nhiều cách. Trong một số trường hợp, khối ung thư có thể đẩy lùi hoặc đè bẹp dây thần kinh. Với những trường hợp khác thì một số loại bệnh ung thư có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến chức năng hệ thần kinh. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị như hoá trị và xạ trị cũng có thể gây đau thần kinh và tổn thương hệ thần kinh ở một số người.
  • Chèn ép hoặc chấn thương: Các chấn thương cơ học như tai nạn giao thông, té ngã, chấn thương thể thao đều có thể làm tổn thương các dây thần kinh ở các mức độ khác nhau, hoặc các vi chấn thương được lặp đi lặp lại nhiều lần cũng có thể gây tổn thương các dây thần kinh như hoạt động dùng nạng, tư thế ngồi lâu, gõ máy tính, dùng điện thoại,…
  • Bệnh tiểu đường: Có tới 70% người bị mắc tiểu đường bị tổn thương thần kinh. Những tổn thương này càng dễ xảy ra khi bệnh tiểu đường trở nên nặng hơn. Bệnh thần kinh tiểu đường là một loại biến chứng nghiêm trọng về viêm đa dây thần kinh. Các dây thần kinh cảm giác thường bị ảnh hưởng nhiều nhất với các triệu chứng như nóng rát và tê liệt.
  • Tác dụng phụ của thuốc và các chất độc hại: Các chất khác nhau được đưa vào cơ thể có chủ ý hoặc vô ý có khả năng gây đau dây thần kinh và tổn thương hệ thần kinh. Chúng bao gồm các loại thuốc như thuốc sử dụng trong điều trị HIV, hoá trị liệu cho bệnh ung thư… hoặc các chất độc vô tình ăn phải như chì, asen, thủy ngân… cũng có thể gây tổn thương thần kinh.
  • Bệnh thần kinh vận động: Các tế bào thần kinh vận động là các dây thần kinh trong não và cột sống để truyền đạt thông tin đến các cơ trong cơ thể. Các bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh này bao gồm: Bệnh xơ cứng teo cơ bên (còn được gọi là ALS hoặc bệnh Lou Gehrig) có thể dẫn đến tổn thương ngày càng trầm trọng hơn.
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Sự thiếu hụt một số chất dinh dưỡng như  vitamin B6, vitamin B12 có thể gây ra các triệu chứng đau thần kinh và tổn thương hệ thần kinh, gây ra các cảm giác nóng rát và yếu cơ. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng gây tổn thương thần kinh cũng có thể là do uống quá nhiều rượu hoặc sau cuộc phẫu thuật dạ dày.
  • Bệnh truyền nhiễm: Việc nhiễm 1 số vi khuẩn hay virus như virus herpes, virus viêm gan C, HIV, bạch hầu… gây nên các bệnh truyền nhiễm cũng có khả năng ảnh hưởng đến các dây thần kinh trong cơ thể.

BỔ THẦN KINH QT

Thành phần

Trong mỗi viên Bổ thần kinh QT có chứa:

Chiết xuất vỏ liễu trắng (Acid Salicin) 200mg

Magnesium Oxyd 60mg

Chiết xuất móng quỷ (Harpagothytum Procumbens) 30mg

Cao phòng phong 30mg

Cao hy thiêm 30mg

Cao xuyên khung 30mg

Vitamin B6 16mg

Vitamin B1 5mg

Vitamin B12 10mcg

Phụ liệu: dầu đậu nành, gelatin, glycerin, sorbitol, nipagin, nipazol, nước tinh khiết vừa đủ 1 viên.

Phân tích thành phần

Nhóm 1 – Giảm đau, chống viêm: chiết xuất vỏ liễu trắng (acid salicin), chiết xuất móng quỷ (Harpagothytum Procumbens)

Nhóm 2 – Giải biểu, trừ phong thấp – Cao phòng phong

Nhóm 3 – Các vitamin và khoáng chất: Vitamin B1, B6, B12, Magnesi Oxyd

Nhóm 4 – Các thành phần khác: Cao hy thiêm, cao xuyên khung

Cơ chế tác dụng

Nhóm 1 – Giảm đau, chống viêm:

Chiết xuất Vỏ Liễu có thành phần chính là Salicin, sau khi vào đường tiêu hóa của cơ thể sẽ bị thủy phân thành rượu salicyl và glucose. Các rượu này sẽ bị oxy hóa thành acid salicylic và các dẫn chất salicylate khác. Chính acid salicylic và dẫn chất salicylate quyết định tác dụng chống viêm giảm đau của Salicin (acid salixylic và các dẫn chất salicylate thuốc nhóm thuốc chống viêm không steroid, nên cơ chế của Salicin tương tự như các thuốc chống viêm không steroid). Salicin có tác dụng ức chế enzzym COX 2 -> ngăn cản giải phóng các prostaglandin gây viêm -> ngăn cản các quá trình gây viêm -> có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả.

Chiết xuất Móng Quỷ với thành phần chính là Harpagothytum Procumbens mang lại tác dụng giảm đau, giảm viêm trong điều trị bệnh khớp. Cơ chế chính của hoạt chất này là:

  • Ức chế các chất trung gian gây viêm:  như các cytokin viêm -> có tác dụng giảm đau, giảm viêm hiệu quả và ngăn ngừa tiến triển của bệnh. Cơ chế ức chế các chất trung gian gây viêm này là một phương pháp hiệu quả hiện  được sử dụng trong điều trị dự phòng biến chứng của bệnh khớp.
  • Ức chế các enzyme phá hủy sụn khớp, đảm bảo sự tổng hợp bình thường của thành phần chính của sụn khớp như collagen -> làm bảo vệ và tái tạo sụn khớp.

Sự phối hợp giữa chiết xuất của cây Móng Quỷ và Vỏ Liễu trắng sẽ làm tăng hiệp đồng tác dụng với cơ chế tác dụng kép, tăng hiệu quả giảm đau, chống viêm, giảm thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, tăng cường khả năng vận động ở người bị bệnh xương khớp, bên cạnh đó còn giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp, bảo vệ và tái tạo sun khớp nhờ đảm bảo sự tổng hợp bình thường các thành phần cấu tạo sụn khớp

Nhóm 2 – Giải biểu, trừ phong thấp

Phòng phong là dược liệu có vị cay, ngọt, tính ấm, quy vào 5 kinh: can, phế, tỳ, vị, bàng quang, có tác dụng giải biểu trừ phong hàn, trừ phong thấp, trừ co thắt. Chủ trị chứng phong thấp tê đau. Do đó phòng phòng được dùng trong rất nhiều bài thuốc chữa các bệnh như nhức nửa đầu, đau dây thần kinh hông, đau mỏi vai gáy, đau dây thần kinh liên sườn, đau nhức các khớp xương không nóng đỏ và viêm đa dây thần kinh,…Việc phối hợp phòng phong giúp tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan đến đau dây thần kinh và suy nhược thần kinh.

Nhóm 3 – Các vitamin và khoáng chất

Magnesi Oxyd – Mg đóng vai trò rất quan trọng giúp các tế bào, dây thần kinh, cơ bắp, xương và tim mạch hoạt động bình thường. Hàm lượng Mg trong cơ thể ở người khoảng 70kg có 25 – 30g Mg, trong đó 70% ở xương, 29% ở cơ bắp và các mô khác, 1% trong máu. Mg tham gia cung cấp năng lượng hoạt động cho não và là chất làm dịu thần kinh nhờ vai trò của nó trong cơ chế cố định các tế bào thần kinh. Việc thiếu Mg gây nên tình trạng kích thích hệ thần kinh – cơ, là nguyên nhân dẫn dến các triệu chứng suy nhược thần kinh như: mệt mỏi, cảm giác kiến bò, chuột rút, đau cơ bắp, đau đầu, đầy hơi, tức ngực, lo sợ, dễ kích động, tim đập mạnh, chóng mặt,… Ngoài ra Mg còn có tác dụng giảm oxy máu, chống thiếu máu cục bộ, bảo vệ thành mạch và ổn định tiểu cầu.

Vitamin B1, B6, B12 là các vitamin cần thiết để đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của hệ thần kinh.

Vitamin B1 (Thiamin) đóng vai trò quan trọng trong quá tình chuyển hóa glucid bằng cách khử carboxyl các acid α-Keto hoặc bằng cách tận dụng pentose trong con đường hexose monophosphate.  Việc thiếu hụt vitamin B1 làm trở ngại đáng kể quá trình oxy hóa các α-Keto, làm tăng nồng độ pyruvat và gây ứ đọng các chất cetonic trong máu, dẫn đến rối loạn chuyển hóa gây nên các bệnh tê phù, suy tim, viêm dây thần kinh ngoại vi. Do đó vitamin B1 được chỉ định trong các trường hợp tê phù, đau nhức dây thần kinh lưng, hông, dây thần kinh sinh ba, và các trường hợp suy nhược thần kinh, mệt mỏi.

Vitamin B6 (Pyridoxin) được hấp thu vào cơ thể và là coenzyme của nhiều loại enzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa acid amin quan trọng, trong đó có việc khử nhóm CO2 để chuyển acid glutamic thành acid gâm aminobutyric (GABA) là chất dẫn truyền thần kinh loại ức chế. Thiếu hụt vitamin B6 có thể gây các bệnh ở da và thần kinh như viêm da, dễ bị kích thích, nặng có thể gây viêm dây thần kinh ngoại biên, thiếu máu, co giật. Do đó việc bổ sung vitamin B6 là cần thiết để phòng vầ điều trị một số bệnh ở hệ thần kinh do các thuốc khác gây ra.

Vitamin B12 là tên chung của các cobalamin hoạt động trong cơ thể. Các cobalamin, đặc biệt là cyanocobalamin, hydroxocobalamin, đóng vai trò quan trọng là các coenzyme đồng vận chuyển tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng, trong đó đáng chú ý là quá trình chuyển hóa acid folic và tổng hợp AND nên rất cần cho sự tổng hợp sinh hồng cầu. Ngoài ra còn tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid và hoạt động bình thường của hệ thần kinh. Một số rối loạn có thể gặp khi thiếu hụt vitamin B12 là thiếu máu ưa sắc hồng cầu to, viêm đa dây thần kinh, rối loạn tâm thân, rối loạn chuyển hóa, suy nhược cơ thể… do đó việc phối hợp vitamin B12 với các loại vitamin khác là cần thiết trong các trường hợp này.

Việc phối hợp 3 loại vitamin nhóm B này giúp tăng cường hiệu quả của chúng so với hiệu quả khi dùng từng loại vitamin riêng lẻ. Vitamin B1, B6, B12 không những có hoạt tính riêng lẻ mà còn kết hợp với nhau như một kết quả của sự liên kết hóa sinh, có ý nghĩa đặc biệt trong chuyển hóa của hệ thần kinh. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy sự kết hợp của các vitamin  B làm tăng quá trình hồi phục tổn thương các sợi thần kinh, đồng thời tăng cường sự phục hồi chức năng và cứng cáp của cơ.

Nhóm 4 – Các thành phần khác

Bên cạnh những thành phần tạo nên công dụng chính của sản phẩm được nhắc đến ở 3 nhóm trên, Bổ thần kinh QT còn được phối hợp cùng 2 loại dược liệu khác là hy thiêm và xuyên khung. Đây là hai thành phần cũng thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc Đông y để điều trị các chứng phong thấp nhức mỏi, đau nhức xương khớp.

Hy thiêm tính hàn, vị đắng cay, quy vào kinh can và thận, thường dùng chữa phong thấp tê liệt chân tay, giảm đau, giảm độc tố, an thần.

Xuyên khung có vị cay, tính ôn, quy vào các kinh can, đởm, tâm bào, có tác dụng hành khí hoạt huyết, trừ phong giảm đau.

Ưu điểm

Bổ thần kinh QT là sự phối hợp giữa nguồn nguyên liệu thảo dược quý và các vitamin cần thiết cho cơ thể, vừa có tác dụng tốt, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do đau dây thần kinh và suy ngược thần kinh gây ra, vừa an toàn với dạ dày và ít tác dụng phụ.

Công dụng

Hỗ trợ cải thiện biểu hiện suy nhược thần kinh, giúp giảm mệt mỏi.

Hỗ trợ hạn chế đau dây thần kinh ngoại biên, tê bì chân tay do thiếu magnesi và vitamin nhóm B.

Đối tượng sử dụng

Người bị đau dây thần kinh ngoại biên với các biểu hiện: đau mỏi cổ, vai gáy, tê bì chân tay, đau thần kinh tọa.

Người suy nhược thần kinh, mệt mỏi, căng thẳng do thiếu magnesi và vitamin nhóm B.

Cách dùng

Uống 1 viên/lần x 2-3 lần/ngày. Sử dụng liên tục trong 2-4 tuần.

Uống sau ăn 30 phút.

  • Lưu ý

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm.

TIÊU CHUẨN: TCCS

Số ĐKSP: 10834/2020/ĐKSP

Thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm: CÔNG TY TNHH TM QUYẾT THẤNG

Địa chỉ: số 13 ngõ Thái Thịnh 1, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, TP Hà Nội

Hotline: 0911 36 88 66

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi cho QT Pharma
Gọi cho QT Pharma

Chat Zalo
Chat Zalo

Gửi Mail
Gửi Mail