5 Nguyên nhân khiến trẻ hay ốm, chậm lớn

Trẻ hay ốm, chậm lớn và hầu như tháng nào cũng phải đến bệnh viện, thậm chí hàng tuần. Đây là điều khiến cho nhiều cha mẹ phải băn khoăn. Vậy tại sao con hay ốm? Làm thế nào để con khỏe, không bị ốm?

TẠI SAO TRẺ HAY ỐM?

Theo Bác sĩ Đỗ Mai Hương trưởng khoa nhi bệnh viên Nhi Trung Ương cho biết, trẻ hay ốm do một số nguyên nhân dưới đây :

Sức đề kháng tự nhiên kém và chưa hoàn thiện: Sau khi sinh, trẻ nhận được một lượng kháng thể từ cơ thể mẹ qua sữa, gọi là “sức đề kháng tự nhiên bẩm sinh”. Trong quá trình lớn lên, sức đề kháng của trẻ mới được hoàn thiện dần. Sự nhạy cảm cao với điều kiện bên ngoài và sức chịu đựng kém. Điều này thì rất dễ hiểu đối với cơ thể còn non nớt và thể trạng còn yếu của trẻ.Các vắcxin tiêm phòng chỉ có thể gia tăng khả năng phòng bệnh của trẻ với những bệnh nhất định, tuy nhiên không phải là tất cả, nhất là đối với những bệnh dễ mắc như: cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp trên do nhiều loài vir

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Hệ vi khuẩn đường ruột chưa hoàn thiện, các men tiêu hóa chưa đủ cũng là một trở ngại lớn cho việc tiêu hóa thức ăn, đặc biệt những trẻ biếng ăn và có chế độ ăn chưa phù hợp. Điều này xảy ra với đa số trẻ em do khẩu phần của trẻ phần lớn được quyết định bởi người lớn. Rồi thói quen “ép ăn” cũng khiến cho trẻ có tâm lý “sợ ăn” và dẫn đến việc không đủ chất, hoạt động của nhiều cơ quan không được cân bằng và là cơ sở của nhiều căn bệnh khác nhau.

Ảnh hưởng của thuốc sử dụng: Có rất nhiều loại thuốc chống chỉ định đối với trẻ em, theo nhiều độ tuổi khác nhau, dẫn đến có những căn bệnh với người lớn chỉ cần uống thuốc là khỏi, nhưng với trẻ em thì không thể sử dụng. Nhất là kháng sinh, sử dụng nhiều cho cơ thể trẻ là hoàn toàn không tốt, vì dễ dẫn đến việc mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, làm cho hệ tiêu hóa kém đi và kết quả là thể trạng của trẻ không thể được cải thiện, lại càng dễ mắc bệnh hơn.

Thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh : Đề kháng kém cùng môi trường dịch nhiều nguồn bệnh, tiếp xúc với nhiều vật thể lạ khiến mọi thứ trở thành vật trung gian gây bệnh kể cả từ cơ thể bố mẹ.
Không rửa tay đúng cách: Bàn tay của trẻ rất dễ bị nhiễm bẩn vì các em rất thích chơi đùa lại hay có thói quen ngậm tay vào miệng. Nếu cha mẹ không chú ý giúp trẻ luôn giữ sạch đôi tay thì khả năng trẻ bị mắc một số bệnh như viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm, bệnh tay chân miệng, bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota… là điều khó tránh khỏi. Một thực tế đáng báo động là có tới 74% số bà mẹ có con dưới 5 tuổi không rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn hoặc cho trẻ bú.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi cho QT Pharma
Gọi cho QT Pharma

Chat Zalo
Chat Zalo

Gửi Mail
Gửi Mail