THẬN HƯ, THẬN YẾU
Chức năng thận theo thời gian sẽ suy giảm do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau như tuổi tác, lối sống hoặc ảnh hưởng từ các bệnh lý khác, gây nên tình trạng thận hư, thận yếu. Dấu hiệu của chứng thận hư, thận yếu thường mờ nhạt và khó nhận biết, tiến triển âm thầm qua nhiều năm và phần lớn bệnh được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn.
Vai trò của thận
Thận là một trong năm cơ quan quan trọng nhất đối với sức khỏe con người. Nó đảm nhận các chức năng quan trọng như lọc, đào thải chất cặn bã, độc tố và nước dư thừa ra ngoài cơ thể thông qua việc bài xuất nước tiểu.
Các vai trò chính của thận là:
- Lọc máu và chất thải: Quá trình lọc ở thận sẽ giữa lại protein và các tế báo màu. Các chất thải và cặn bã được bài tiết ra ngoài, đi vào dịch lọc, theo đường tiết niệu xuống dưới và hình thành nước tiểu
- Điều hòa thể tích máu: Đây là chức năng quan trọng của thận. Thận kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào có trong cơ thể bằng cách sản xuất nước tiểu.
- Bài tiết nước tiểu: Nguồn gốc nước tiểu bắt nguồn từ các đơn vị chức năng của thận. Trải qua quá tình lọc máu và hấp thu lại, nước tiểu và các chất thải đổ vào bể thận, xuống ống niệu quản, tích trữ ở bàng quang và thải ra ngoài
- Điều tiết sản sinh hồng cầu nhờ chất Erythropoietin được tiết ra từ bộ máy cạnh cầu thận
- Điều hòa huyết áp thông qua hệ RAA
- Ngoài ra, thận còn có chức năng trung hòa các chất tan trong máu, độ pH của dịch ngoại bào, điều hóa nồng độ các ion trong máu.
Theo Y học cổ truyền, thận được xem là “cội nguồn của tạng phủ, là gốc rễ của 12 kinh mạch, là cơ sở của sinh mệnh, là bể chứa tinh huyết”. Do đó, có thể thấy chức năng của thận sẽ liên quan đến rất nhiều bộ phận khác trong cơ thể.
Qua thời gian, chức năng của các cơ quan trong cơ thể dần suy yếu và thận cũng không ngoại lệ. Dưới tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau như tuổi tác, lối sống không lành mạnh, hoặc các tình trạng bệnh lý khác sẽ dẫn đến sự suy giảm hoặc rối loạn chức năng thận, gây ra các tình trạng bệnh lý toàn thân ở cả nam giới và nữ giới.
Dấu hiệu và triệu chứng
Các dấu hiệu thận yếu thường không rõ rệt và đặc thù. Do đó, khi nhận thấy sự xuất hiện của các triệu chứng, người bệnh cần khám và kiểm tra để xác định chính xác nguyên nhân, tầm soát bệnh lý giúp phát hiện và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Các dấu hiệu thường gặp trong chứng thận hư, thận yếu là:
- Tiểu nhiều về đêm: Tiểu đêm nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đổi màu, nhiều bọt là các biểu hiện phổ biến của chứng thận hư, thận yếu.
- Rùng mình, lạnh tứ chi: cảm giác ớn lạnh, tứ chi xanh xao, lạnh băng, thậm chí lạnh đến vùng đầu gối và khuỷu tay, và thường kèm theo những biểu hiện khác như: đau lưng, mỏi gối, cơ thể suy kiệt,…
- Lưng đau, chân mỏi: là các biểu hiện khi cơ thể ngồi quá lâu trong thời gian dài do lưu thông khí huyết giảm, ngưng khí, tụ máu gây ra bởi chức năng thận bị suy giảm
- Rối loạn sinh dục: Theo Đông y, thận là nơi chứa tinh, bao gồm thận âm và thận dương. Hai thành phần này đóng vai trò tương trợ và chế ngữ lẫn nhau để duy trì sự cân bằng sinh lý trong cơ thể, quyết định đến sự sinh trưởng, phát dục và duy trì nòi giống. Cân bằng bị phá vỡ khi có sự rối loạn, hoặc chức năng của thận suy giảm dẫn đến các biểu hiện rối loạn chức năng sinh dục như xuất tinh sớm, các bệnh về tinh dịch, mộng tinh, rối loạn cương dương, liệt dương, vô sinh,… ở nam giới, và rối loạn kinh nguyệt, da sạm, tóc bạc, khí hư,… ở nữ giới.
- Hoa mắt, chóng mặt, ù tai: thận có mối quan hệ mật thiết với nhiều cơ quan trong cơ thể, do đó khi chức năng thận suy giảm cũng kéo theo những tổn thương ở các cơ quan khác.
- Hen suyễn: Thận là cơ quan có chức năng “nạp” khí, khi thận hư sẽ không thể “tích” khí, dẫn đến tình trạng khó thở, thở khò khè, cảm giác hụt hơi,…
- Người thường xuyên mệt mỏi: Thận khỏe mạnh giúp cơ thể sản sinh ra đủ lượng Erythropoietin giúp kích thích tạo hồng cầu, mang oxy cung cấp cho toàn cơ thể. Do đó, khi thận yếu, lượng hormone này tạo ra không đủ, cơ thể thiếu hồng cầu vận chuyển oxy, dẫn đến tình trạng mệt mói, uể oải, thiếu năng lượng.
Phòng và điều trị thận yếu, thận hư
Thực hiện lối sống lành mạnh
- Tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá cũng như các loại thực phẩm không vệ sinh có chứa kim loại nặng
- Uống nước thường xuyên, khoảng 1.5-2 lít nước mỗi ngày giúp thận lọc bỏ những chất độc ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn, giúp giảm áp lực làm việc cho thận.
- Thường xuyên luyện tập thể lực, tập thể dục bằng nhiều cách như chạy bộ, đạp xe, bơi lội,… hoặc các bài tập phù hợp với cơ thể để tăng cường sự dẻo dai và sức khỏe của mình.
Bổ sung các thực phẩm tốt cho thận: đây được xem là một phương pháp hiệu quả trị thận yếu, thận hư. Nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và chất xơ trong khẩu phần ăn hằng ngày. Giảm lượng muối hấp thu.
Các phương pháp khác như
- Không làm dụng thuốc không kê đơn, do việc sử dụng các thuốc này quá liều dễ gây suy giảm chức năng thận. Ví dụ như các NSAIDS sử dụng liều cao gây nguy cơ cắt giảm lưu lượng máu đến thận.
- Tránh căng thẳng do việc này là nguyên nhân tăng huyết áp hàng đầu, từ đó gây tổn thương các tế bào ở thân, gây suy giảm chức năng thận.
Sử dụng các thuốc đặc trị, thực phẩm chức năng hỗ trợ. Các sản phẩm này có thành phần chính từ các vị dược liệu quý hiếm mang lại hiệu quả khá tốt trong việc hỗ trợ bổ thận, tráng dương và tăng cường sinh lực. Với nguồn gốc từ thiên nhiên và những tác dụng đã được kiểm chứng và lưu truyền từ xa xưa đến nay, các công thức được dùng trong sản phẩm chắc chắn sẽ là phương pháp giúp bạn phục hồi và tăng cường chức năng của thận, cải thiện đời sống tinh thần và sức khỏe của mình.
THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE BỔ THẬN KITONIC
Thành phần: mỗi viên nang cứng có chứa 410mg cao khô chiết xuất từ
STT | Thành phần | Tên khoa học | Hàm lượng |
1 | Thục địa | Rehmannia glutinosa | 500mg |
2 | Bá bệnh | Eurycoma longifolia | 300mg |
3 | Ba kích | Morinda officinalis | 300mg |
4 | Hà thủ ô đỏ | Fallopia multiflora | 300mg |
5 | Dâm dương hoắc | Epimedium sagittatum | 300mg |
6 | Đương quy | Angelia sinensis | 200mg |
7 | Liên nhục | Nelumbo nucifera | 200mg |
8 | Bách hợp | Lilium Pumilum | 200mg |
9 | Bạch Linh | Poria Cocos | 200mg |
10 | Tục đoạn | Dipsacus japonicus | 200mg |
11 | Tang phiêu lieu | Ootheca Mantidis | 200mg |
12 | Phong thạch hộc | Herba Dendrobii | 200mg |
13 | Câu kỷ tử | Lycium Chinese | 200mg |
14 | Đông hầu | Turnera Ulmifolia | 100mg |
15 | Thỏ ty tử | Cuscuta hygrophilae | 100mg |
16 | Trạch tả | Alisma plantago aquatica | 100mg |
17 | Đảng sâm | Codonopsis pilosula | 100mg |
18 | Cẩu tích | Cibotium barometz | 100mg |
19 | Xuyên khung | Ligusticum striatum | 100mg |
20 | Nhục thung dung | Cistanche deserticola | 100mg |
21 | Nhân sâm | Panax Ginseng | 100mg |
22 | Bột Nhung hươu | Cervus nippon | 100mg |
23 | Phụ liệu: Lactose, talc, vỏ nang gelatin | Vừa đủ |
Thành phần chính:
Nhóm 1 – Bổ huyết, hoạt huyết: Thục địa, Hà thủ ô đỏ, Đương quy, Xuyên khung, Đảng sâm, Nhân sâm
Nhóm 2 – Bổ thận tráng dương, mạnh gân cốt: Bá bệnh, Ba kích, Dâm dương hoặc, Câu kỷ tử, Tục đoạn, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử, Cẩu tích, Nhục thung dung, Nhung Hươu
Nhóm 3 – Lợi thủy thẩm thấp: Bạch linh, Trạch tả
Nhóm 4 – Các nhóm khác
- Dưỡng tâm, an thần: Bách hợp, Đông hầu
- Bổ âm, sinh tân: Phong thạch hộc
- Đại bổ nguyên khí: Nhân sâm
Bá bệnh
Một trong những tác dụng đặc biệt nhất của Bá Bệnh là tác dụng tăng cường sinh lý nam giới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra Bá bệnh có tác dụng tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hormon giới tính nam Testosteron một cách tự nhiên, ngăn chặn các dấu hiệu suy giảm khi bước vào độ tuổi trung niên như giảm sự ham muốn, chất lượng sinh hoạt tình dục, xuất tinh sớm… thường gọi chung là yếu sinh lý hay bất lực.
Đồng thời, Bá bệnh giúp tăng cường ham muốn tình dục, tăng số lượng, kích thước và khả năng di chuyển của tinh trình, tăng cường độ cương cứng của dương vật, thêm chất lượng cho quá tình quan hệ và rút ngắn thời gian phục hồi giữa hai lần giao hợp.
Bá bệnh còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp, hầu hết các bệnh nhân đau lưng, mỏi gối, tê nhức chân tay sau khi sử dụng dược liệu này một thời gian đều cho kết quả tốt.
Ngoài ra, nhiều tài liệu cũng chỉ ra rằng Bá bệnh có tác dụng tốt với phụ nữ khí hư huyết kém, người rối loạn tiêu hóa,…
Ba kích
Ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm, quy vào kinh thận. Rễ cây chứa các thành phần anthraglucosid, các iridoid, β-sitosterol,… các lacton và muối vô cơ.
Theo Y học cổ truyền, Ba kích có tác dụng bổ thận tráng dương, trừ phong thấp và mạnh gân cốt, thường dùng thay cho thuốc trị bệnh yếu sinh lý ở nam giới, chữa di tinh, lưng gối đau mỏi, gân cốt yếu mềm. Đối với nữ giới còn được dùng trong các trường hợp nội tiết, sinh dục yếu, phụ nữ sinh nở muộn do tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều, đau bụng dưới, khó thụ thai,…
Dâm dương hoắc
Dâm dương hoắc có vị ngọt, tính ôn, quy vào kinh can, thận. Dâm dương hoắc chứa hàm lượng L-Arginine rất cao và những nhóm chất khác có tác dụng làm tăng lưu lượng máu và cải thiện chức năng tình dục bao gồm: alkaloid, flavonoid và saponosid,…
Tác dụng nổi bật của dược liệu này là:
- Bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý cho cả nam giới và nữ giới.
- Tăng cường ham muốn chuyện chăn gối.
- Sinh tinh dịch, hỗ trợ điều trị bệnh vô sinh do tinh dịch yếu, ít tinh dịch.
- Hạ huyết áp, tốt cho tim mạch.
- Kích thích hình thành xương, điều trị loãng xương.
- Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.
Do đó, Dâm dương hoắc là dược liệu dùng tốt cho cả nam và nữ, đặc biệt là trong các trường hợp sau:
- Liệt dương, di tinh, tinh lạnh.
- Nam giới muộn con, hiếm muộn, vô sinh, suy giảm chức năng sinh lý.
- Nữ giới khô âm đạo, lãnh cảm, giảm ham muốn về chuyện chăn gối.
- Người suy nhược thần kinh, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, huyết áp cao.
- Người già loãng xương, suy giảm hệ xương khớp.
Thục địa
Thục địa là loại dược liệu quen thuộc, được biết đến là 1 trong 9 loại dược liệu thường xuyên có mặt trong các bài thuốc Đông y. Thục địa quý hiếm và có nhiều tác động tích cực tới sức khỏe người dùng.
Thục địa có vị ngọt, tính hơi ôn, quy vào 3 kinh Tâm – Can – Thận, có tác dụng nuôi thận, dưỡng âm, bổ thận, làm đen râu tóc, chữa kinh nguyệt không đều, tiêu khát, âm hư, ho suyễn,… Trong y học cổ truyền, thục địa là vị thuốc chủ yếu dùng để bổ Thận tráng dương cho nam giới, là vị thuốc tốt nhất để dưỡng âm và sử dụng trong các bài thuốc chữa huyết hư, tắc nghẽn huyết mạch, suy nhược cơ thể,….
Thục địa còn là vị “Quân” trong nhiều cổ phương như Lục vị địa hoàng hoàn hay bài Tứ vật. Tác dụng của Thục địa tạo nên nhờ cơ chế điều hòa đường huyết, giảm chứng nóng trong người, từ đó giúp cơ thể tránh được sung huyết, ôn hòa và bổ thận.
Hà thủ ô đỏ
Rễ Hà thủ ô đỏ có vị đắng chát, vị ngọt, tính ấm, quy vào kinh can – thận. Thành phần chính gồm 2 nhóm Anthranoid và Tanin.
Ngoài công dụng bổ huyết làm đen tóc thường được biết đến, vị dược liệu này còn có tác dụng an thần, dưỡng can, ích thận, cố tinh, nhuận tràng và chữa sốt rét.
Dịch nước sắc của Hà thủ ô đỏ chế qua thử nghiệm trên chuột chứng minh được khả năng tăng tích lũy glycogen ở gan lên 6 lần. Được dùng trong các trường hợp can thận hư, âm hư, gây đau lưng, mỏi gối, yếu gân cốt, di tinh, liệt dương, tiểu đường, tăng mỡ máu. Tác dụng tốt trong các trường hợp vừa tăng đường huyết, vừa tăng cholesterol, và ở những người tóc bạc sớm có cholesterol tăng.
Đương quy
Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ. Đương quy có vị ngọt, cay, tính ấm, quy vào các kinh Tâm – Can – Tỳ. Đương quy là vị thuốc hàng đầu trong các bài thuốc hoạt huyết, bổ huyết, điều kinh, thông kinh, nhuận tràng, tiêu sung, dưỡng gân. Chủ trị chứng kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, tắc kinh.
Ngoài tác dụng chính là bổ huyết, Đương quy còn nhiều tác dụng tốt khác đối với sức khỏe như:
- Ức chế sự kết tập tiểu cầu, liên quan đến điều trị huyết khối não và viêm tắc tĩnh mạch huyết khối, tăng cường tuần hoàn não
- Tăng sức đề kháng do kích thích miễn dịch, hoạt hóa tế bào lympho B và T, làm tăng sinh kháng thể. Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu và suy nhược cơ thể.
- Các bệnh thai tiền sản hậu, tê mỏi chân tay, đau nhức xương khớp, mụn nhọt.
- Điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết kém,…
Liên nhục
Liên nhục có vị ngọt, chát, tính bình, quy vào các kinh Tâm – Tỳ – Thận. Ngoài làm thức ăn bổ dưỡng, dược liệu này còn được dùng điều trị các bệnh ở tỳ, thận và tim. Công năng chính của Liên nhục là bổ khí huyết, dưỡng tâm an thần, thanh hỏa, cố tinh, cường gân cốt, giao tâm thận,…
Liên nhục được phối hợp với Thỏ ty tử, Sa uyển tử, Liên tu, Lộc nhung,… trong cái bài thuốc giúp dưỡng thận, trị xuất tinh sớm, di tinh và dưỡng tân dịch.
Công dụng của liên nhục theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Mùi thơm đặc trưng và thành phần glicozid trong hạt sen có tác dụng an thần, tăng bài tiết insulin nhằm thúc đẩy sản sinh 5-hydroxytryptamine giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, liên nhục có khả năng ngăn ngừa các tác động có hại của gốc tự do và kiểm soát tiến triển của các bệnh mãn tính.
- Liên nhục còn chứa kaempferol – một flavonoid tự nhiên có tác dụng chống viêm và hạn chế cơn đau do viêm khớp mãn tính.
- Một số hoạt chất trong hạt sen có tác dụng chống thiếu máu cơ tim, hạ huyết áp, ức chế sự co thắt của tim và chống lại hoạt động bất thường của tim.
- Enzyme L-isoaspartyl methyltransferase trong hạt sen có tác dụng sửa chữa các protein bị hư hại và chống lão hóa.
Nhờ đó mà Liên nhục còn được dùng để bồi bổ sức khỏe trong các trường hợp suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, ăn kém, di mộng tinh, rối loạn kinh nguyệt,…
Câu kỷ tử
Câu kỷ tử thuộc họ quả mọng, thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông y nhờ nhiều công dụng đối với sức khỏe. Câu kỷ tử có vị ngọt, tính bình và quy vào 2 kinh Can – Thận, có tác dụng dưỡng can, minh mục, bổ thận, ích tinh và nhuận phế.
Câu kỷ tử được coi là vị thuốc bổ toàn thân, dùng trong trường hợp cơ thể suy nhược, can thận âm quy, tinh huyết bất túc, thần kinh suy nhược, lưng gối mỏi đau, di tinh,…
Bên cạnh đó, kỷ tử còn có tác dụng cải thiện khả năng tình dục, hỗ trợ sức khỏe sinh sản ở nam giới. Các nghiên cứu đã chứng minh khả năng của kỷ tử trong việc:
- Cải thiện khả năng tình dục
- Cải thiện nồng độ Testosteron
- Tăng khả năng di chuyển và số lượng tinh trùng
- Kéo dài thời gian cương cứng và phản ứng xuất tinh
Ưu điểm
Bổ thận Kitonic với công thức xây dựng dựa trên các dược liệu có tác dụng bồi bổ tạng thận, giúp cân bằng khí huyết và lưu thông máu trong cơ thể, cải thiện được chức năng của thận cho người dùng.
Ngoài những dược liệu như Ba kích, Dâm dương hoắc, Nhung Hươu, Cẩu tích, Nhục thung dung… có tác dụng bổ thận, tráng dương và tăng cường sinh lý cho nam giới, Bổ thận Kitonic còn chứa các dược liệu quý khác có tác dụng cho phái nữ bao gồm: Thục địa, Hà thủ ô đỏ, Đương quy, Bách hợp,…
Nhờ đó mà tạo nên ưu điểm riêng của bổ thận Kitonic là không chỉ dành riêng cho nam giới, mà còn có thể mang lại tác dụng tốt cho chị em phụ nữ, hỗ trợ cải thiện tình trạng thận hư ở cả nam và nữ giới.
Dược liệu Bá bệnh có tác dụng phụ gây mất ngủ kéo dài, giảm hưng phấn tình dục nên dùng kết hợp với các vị dược liệu an thần như liên nhục, đảng sâm, bách hợp,… và Đông hầu để kích thích tình dục
Ngoài ra, một số dược liệu gây nê trệ, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa nên công thức cũng có sự phối hợp các thành phần có tác dụng dưỡng tỳ vị, kích thích tiêu hóa như đông hầu, liên nhục, nhân sâm, đảng sâm,…
Đồng thời, hệ thống nhà máy với dây chuyền sản xuất đạt chuẩn GMP và đội ngũ sản xuất có chuyên môn giúp đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao nhất cho sản phẩm từ khâu nhập nguyên liệu đến đóng gói thành phẩm, đem đến cho người sử dụng sản phẩm có tác dụng cao nhất.
Thông tin sản phẩm
CÔNG DỤNG
Giúp bổ huyết, dưỡng thận, mạnh gân cốt, hỗ trợ cải thiện tình trạng thận hư.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
Nam nữ chân tay tê mỏi, đau lưng mỏi gối, tóc bạc sớm do huyết kém, hay tiểu rất, tiểu đêm nhiều do chức năng thận kém.
CÁCH DÙNG
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 viên. Uống sau bữa ăn
BẢO QUẢN: Bảo quản ở nơi khô mát, tránh ảnh sáng. Khối lượng viên: 600mg +7,5%
TIÊU CHUẨN: TCCS
Số ĐKSP: 13134/2020/ĐKSP
Lưu ý:
Không sử dụng cho người có màn cảm với bát cử thành phần nào của sản phẩm.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm: CÔNG TY TNHH TM QUYẾT THẮNG
Địa chỉ: số 13 ngõ Thái Thịnh 1, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline: 0911 36 88 66