Táo bón – Nguyên nhân và cách khắc phục

Táo bón là một vấn đề của đường tiêu hóa phổ biến và có thể xảy ra ở nhiều đối tượng và lứa tuổi khác nhau. Để khắc phục những triệu chứng khó chịu do táo bón gây ra, cũng như tránh những biến chứng, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm, triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa tình trạng này.

TÁO BÓN

Khái niệm

Táo bón là tình trạng nhu động ruột không xảy ra thường xuyên hoặc khó khăn trong việc đi đại tiện, là tình trạng đi tiêu ít hơn hoặc bằng 3 lần trong một tuần. Người bệnh thường gặp khó khăn khi đi đại tiện, phân khô và cứng, cảm giác tắc nghẽn hậu môn trực tràng, cảm giác đi tiêu không hết, đôi khi gây đau trong lúc đi.

Hầu hết các trường hợp táo bón chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, không gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, ở một sô người táo bón gây cản trở sinh hoặc hoặc làm hạn chế các công việc hằng ngày. Tình trạng táo bón kéo dài gây nên bệnh lý mạn tính, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác  nhau.

Đặc biệt, tình trạng táo bón ở trẻ em là một vấn đề phổ biến. Nguyên nhân chính bao gồm việc tập luyện đi vệ sinh sớm và thay đổi chế độ ăn uống. Do đó, cần khuyến khích trẻ tăng cường ăn nhiều trái cây, rau quả giàu chất xơ và uống nhiều chất lỏng hơn, giúp hạn chế táo bón ở trẻ nhỏ.

Dấu hiệu và triệu chứng

Triệu chứng dễ xác định nhất của táo bón là dựa trên số lần đi tiêu. Trong y học, táo bòn thường được định nghĩa là dưới 3 lần đi tiêu mỗi tuần. Tuy nhiên, táo bón cũng được xác định ở những người đi nhiều lần trong ngày, nhưng phân nhỏ hoặc cứng.

Các dấu hiệu thường gặp khi táo bón là

  • Đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần
  • Phân khô, cứng, hoặc rời rạc thành từng cục
  • Gặp khó khăn khi đi đại tiện
  • Có cảm giác chưa tống hết phân ra ngoài.
  • Cần biện pháp hỗ trợ khi đi tiêu.

Các triệu chứng khác có thể gặp ở một số trường hợp là

  • Đau hoạc cảm giác quặn bụng
  • Cảm giác đầy hơi
  • Chảy máu trực tràng trong hoặc sau khi đi đại tiện.
  • Buồn nôn.
  • Mất cảm giác ngon miệng.

Ở trẻ em, việc táo bón gây cho việc đi đại tiện bị tổn thương và đau, làm cho bé tránh không đi đại tiện. Bố mẹ có thể nhận thấy rằng trẻ bắt chéo chân, siết chặt mông, vặn vẹo cơ thể hoặc tỏ vẻ mặt khó chịu khi cố gắng giữ phân. Táo bón ở trẻ em thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, cần theo dõi và đưa trẻ đến bác sĩ nếu tình trạng táo bón kéo dài hơn hai tuần hoặc kèm theo các triệu chứng:

  • Sốt
  • Nôn
  • Máu trong phân
  • Chướng bụng
  • Giảm cân
  • Vết nứt hậu môn
  • Sa trực tràng

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón, nhưng có thể chia thành 2 nhóm chính là táo bón nguyên phát và táo bón thứ phát.

Nguyên nhân táo bón nguyên phát: được chia thành 3 loại táo bón vận động ruột bình thường, táo bón vận động ruột chậm và rối loạn chức năng sàn chậu.

  • Táo bón vận động ruột bình thường – là loại phổ biến nhất, mặc dù phân đi qua đại tràng với tốc độ bình thường, nhưng người bệnh vẫn cảm thấy khó khăn khi đi đại tiện.
  • Táo bón vận động ruột chậm – đặc trưng bởi giảm hoạt động vận động đại tràng, thường phổ biến hơn ở nữ giới. Người bệnh có thể chướng bụng nhẹ hoặc sờ thấy phân trong đại tràng sigma.
  • Rối loạn chức năng sàn chậu – Thời gian đại tiện kéo dài, cảm giác đi tiêu không hết hoặc phải sử dụng áp lực đè vào sàn chậu để phân thoát ra ngoài.

Nguyên nhân táo bón thứ phát:

  • Do chế độ sinh hoạt và ăn uống không hợp lý: uống không đủ nước, ăn thiếu chất xơ, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo động vật, đường tinh luyện, nhịn đi tiêu, ít vận động,…
  • Do cấu trúc cơ quan như nứt hậu môn, trĩ huyết khối, khối y gây tắc nghẽn ống tiêu hóa, to trực tràng vô căn,…
  • Một số tình trạng như tăng calci máu, cường cận giáp, hạ kali máu, suy giáp, mang thai,…
  • Rối loạn thần kinh: đột quỵ, Parkinson, tổn thương tủy sống, chấn thương đầu,…
  • Các  bệnh mô liên kết: xơ cứng bì, lupus ban đỏ,…
  • Một số loại thuốc có thể gây táo bón: thuốc chống trầm cảm, kim loại, thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng acid, lợ tiểu, chẹn kệnh calci, chống viêm không steroid,…
  • Các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu,…
  • Người lớn tuổi dễ bị táo bón vì những lý do: chế độ ăn kém, uống không đủ nước, ít tập thể dục, tác dụng phụ của thuốc và thói quen đi cầu kém.

Biến chứng

Táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến việc hậu môn liên tục bị tổn thương, dẫn đến các biến chứng như:

  • Bệnh trĩ: việc khó khăn trong khi đi đại tiện thời gian dài có thể gây sưng các tĩnh mạch bên trong và xung quanh hậu môn, gây ra trĩ.
  • Nứt hậu môn: khối phân lớn và cứng do táo bón có khả năng gây ra những vết rách da nhỏ ở hậu môn.
  • Ứ phân: táo bón mạn có thể khiến một phần khối phân kẹt cứng lại bên trong đường ruột, không thể tống ra ngoài.
  • Sa trực tràng: việc dùng sức để cố gắng đi đại tiện có thể khiến một đoạn nhỏ trực tràng bị giãn và nhô ra ngoài hậu môn

Cách phòng ngừa

Điều chỉnh chế độ ăn uống:

  • Tăng lượng thực phẩm giàu chất xơ như rau củ (cải bó xôi, đu đủ, khoai lang,…), trái cây (chuối, táo, bơ,…), ngũ cốc nguyên hạt
  • Hạn chế các thực phẩm có lượng xơ thấp như thực phẩm đóng hộp, sản phẩm từ sữa và thịt.
  • Tránh một số đồ uống và chất kích thích như trà, cà phê, coca, cồn,… gây khử nước và làm tình trạng táo bón nặng thêm.
  • Uống đủ nước (khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày)
  • Ăn nhiều sữa chua để bổ sung probiotic, giúp tăng cường hoạt động cho hệ tiêu hóa

Tập thể dục: tập thể dục thường xuyên. Có thể thử những bài tập có tác dụng ở vị trí từ đầu gối đến ngực, những vị trí này có thể kích hoạt nhu động ruột.

Hình thành thói quen đi đại tiện vào cùng một thời điểm trong ngày, tốt nhất là sau bữa ăn, và cho phép có đủ thời gian dành cho việc đại tiện.

Không cố gắng nhịn đại tiện khi có cảm giác muốn đi.

Đối với trẻ em, cũng cần tập cho trẻ thói quen ăn nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày, khuyến khích trẻ uống nhiều nước, thúc đẩy hoạt động thể chất, tạo thói quen đi vệ sinh và nhắc nhở trẻ chú ý đến dấu hiệu muốn đi vệ sinh.

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE PLUS OLIGO

Thành phần

Mỗi 10ml có chứa:

STTThành phầnTên khoa họcHàm lượng
1FOS (Fructo-oligosaccharides) 500mg
2Inulin 500mg
3Chiết xuất men bia 100mg
4Betaglucan 10mg
5Colostrum (Sữa non) 10mg
6Vitamin B1Thiamin1mg
7Vitamin B2Riboflavin1mg
8Phụ liệu: Đường kính trắng, chất bảo quản acid benzoic, Kali sorbat Vừa đủ

Phân tích thành phần: 2 nhóm chính tạo nên công dụng sản phẩm bao gồm

Nhóm 1 –  Chất xơ tư nhiên: FOS, Inulin

Nhóm 2 – Các vitamin hỗ trợ tiêu hóa: Vitamin B1, B2

Cơ chế tác dụng

Nhóm 1  – Chất xơ tự nhiên

Inulin và FOS là các chất xơ tự nhiên, không bị tiêu hóa khi vào cơ thể. 2 chất này đều có tác dụng kích thích sự tăng tưởng của những vi khuẩn có lơi (Lactobacillus và Bifidobacteria) mang lại một số lợi ích nhất định cho trẻ như tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa táo bón và tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng.

Inulin và FOS thuộc nhóm Fructan, có cấu trúc là chuỗi thẳng Fructose liên kết với một đoạn Glucose ở đoạn cuối. Điểm khác nhau là Inulin là fructan chuỗi dài, còn FOS là chuỗi ngắn.

FOS được biết đến là chất xơ hòa tan có ảnh hưởng có lợi đến chức năng ruột và giảm táo bón.

  • Thông qua quá trình lên men, FOS được chuyển hóa để tạo ra chuỗi ngắn acid béo, acid hóa phân ở đại tràng. Quá trình lên men tạo ra gas và nước làm mềm phân, xốp phân, có tác dụng chống táo bón.
  • FOS làm tăng khối lượng phân nhờ kích thích chọn lọc sự phát triển của Bifidobacteria. Sự sinh sôi nảy nở của những vi khuẩn đại tràng gây ra sự gia tăng khối lượng phân và tạo một hiệu ứng cồng kềnh. Ngoài ra, sự phát triển Bifidobacteria gây bất lợi cho sự phát triển các mầm bệnh có hại.

Nhờ những đặc tính có ích này mà FOS giúp tăng cường chức năng ruột và cải thiện tần suất đại tiện. Một số nghiên cứu cũng đã chứng minh, FOS giúp tăng đáng kể tần suất đại tiện và tăng nhu động đại tràng mà không có tác dụng phụ đáng kể.

Việc bổ sung FOS ở mức 20g/ngày trong 30 ngày có thể làm tăng đáng kể nhu động ruột, làm mềm phân, và tăng tốc thời gian vận chuyển đại tràng. Bổ sung FOS mang đến hiệu quả, dung nạp tốt và có thể thay thế cho các thuốc nhuận tràng khác trong các trường hợp táo bón.

Inulin cũng là một chất xơ hòa tan, khi hấp thụ nước sẽ trương nở gấp 8 – 10 lần khối lượng ban đầu, sau đó chúng kết dính và đào thải chất cặn bã, cũng như nhiều chất độc ra khỏi cơ thể. Điều này tốt cho đường ruột của bạn, khiến hoạt động tiêu hóa được diễn ra dễ dàng và nhanh hơn. Bên cạnh đó, Inulin cũng là nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho các vi khuẩn đường tiêu hóa sinh trưởng và phát triển. Khi được đưa vào cơ thể, Inulin được chuyể xuống ruột và thực hiện các vai trò của mình:

  • Trở thành nguồn thức ăn cho hệ vi khuẩn ở ruột, giúp chúng sinh sôi, phát triển và làm tốt công việc phân hủy chất thải, làm mềm phân, tăng khả năng hoạt động của ruột giúp đi đại tiện dễ dàng hơn, tránh táo bón.
  • Tham gia vào quá trình loại bỏ các gốc tự do, các chất độc hại có trong thức ăn ra khỏi cơ thể.
  • Ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong ruột già như: E.Coli, Clostridium, Candida.
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa, tái sinh các vi nhung mao trong lòng ruột và cân bằng vi khuẩn đường ruột.
  • Kích thích hoạt động ruột già, tăng tần suất bài tiết, giúp làm mềm phân, tăng lượng phân thải ra ngoài, có tác dụng giống thuốc nhuận tràng, làm phân dễ thải hơn, cải thiện và phục hồi hệ tiêu hóa.
  • Tăng cường hấp thu muối khoáng như calci, magie cần thiết cho cơ thể và hỗ trợ việc tổng hợp các vitamin B ngăn ngừa còi xương.
  • Kích thích vi khuẩn có lợi trong ruột phát triển và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Nhóm 2 – Các vitamin hỗ trợ tiêu hóa

Các vitamin nhóm B giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, vì vậy có liên quan mật thiết đến hệ tiêu hóa của trẻ. Vitamin B1 và B2 đều là những vitamin giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng

Vitamin B1 cần thiết cho việc tạo ra enzym quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hóa đường và quá trình phát triển cơ thể. Ngoài ra, vitamin B1 kích thích sự tạo thành một enzyme tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, kích thích cảm giác thèm ăn. Thiếu hụt vitamin B1 dẫn đến các quá trình chuyển hóa này gặp trở ngại rất lớn, vì dẫn truyền thần kinh ở những cơ quan trong hệ tiêu hóa như dạ dày, ruột bị ảnh hưởng dẫn đến giảm nhu động ruột và dạ dày. Điều này khiến trẻ dễ bị chướng bụng, quá trình tạo phân trong hệ tiêu hóa cũng giảm, dẫn đến việc chán ăn, giảm sự thèm ăn ở trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, vitamin B1 lại rất dễ hao hụt trong quá tình nấu nướng, cho nên nguy cơ thiếu B1 là rất dễ xảy ra, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Do đó, việc bổ sung Vitamin B1 là cần thiết để giúp trẻ có thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh, kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Vitamin B2 tham gia vào sự chuyển hóa thức ăn thành năng lượng bằng cách chuyển hóa chất bột, chất béo và chất đạm thông qua các loại enzyme, giúp cơ thể cân bằng dinh dưỡng.

Ưu điểm

Plus Oligo với thành phần chính là hệ chất xơ kép FOS – Inulin giúp chòng chống táo bón hiệu quả. Các chất này cũng được chứng minh an toàn và không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, thành phần được phối hợp thêm các chất tăng cường sức đề kháng bao gồm chiết xuất men bia, Betaglucan và Colostrum giúp phát triển hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe cho các trường hợp chiếu hụt chất dinh dưỡng.

Plus Oligo được bào chế dưới dạng dung dịch, dễ dàng sử dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đồng thời, sản phẩm được sản xuất dưới dây chuyền nhà máy đạt chuẩn GMP, giúp đảm bảo an toàn và tăng cường hiệu quả sử dụng.

Thông tin sản phẩm

Công dụng:

Bổ sung chất xơ cho cơ thể, hỗ trợ nhuận tràng, giúp giảm tình trạng táo bón.

Đối tượng sử dụng:

Người bị táo bón

Người cần bổ sung chất xơ do chế độ ăn thiếu hụt.

Cách dùng

Trẻ em từ 6 tháng – dưới 1 tuổi: Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng. Khuyên dung 5ml/lần x 1-2 lần/ngày.

Trẻ em từ 1 – 6 tuổi: Uống 10ml/lần x 1 – 2 lần/ngày.

Trẻ em từ 7 – 12 tuổi: Uống 10ml/lần x 2 lần/ngày.

Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Uống 10ml/lần x 2 – 3 lần/ngày.

Tiêu chuẩn: TCCS

ĐKSP: 42/2020/ĐKSP

GPQC: 2312/2020/XNQC-ATTP

Lưu ý:

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi cho QT Pharma
Gọi cho QT Pharma

Chat Zalo
Chat Zalo

Gửi Mail
Gửi Mail