Khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa dài ngày ở trẻ

Trẻ đau bụng

Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của trẻ nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc hấp thu dưỡng chất cũng như cản trở quá trình phát triển về thể chất và trí tuệ của bé. Không chỉ vậy, rối loạn tiêu hóa còn là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng. Bởi vậy, khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là việc cần thực hiện sớm và xử lý một cách triệt để.

1. Chức năng của hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của con người là một ống cơ dài, đi từ miệng tới hậu môn. Có các cơ quan phụ đổ chất tiết vào ống tiêu hóa, đó là tuyến nước bọt, tuyến tụy và túi mật. 4 chức năng chính của bộ máy tiêu hóa gồm:

  • Vận chuyển, nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa;
  • Tiêu hóa thức ăn thành những phần nhỏ hơn;
  • Hấp thụ thức ăn đã tiêu hóa (chủ yếu diễn ra ở ruột);
  • Chuyển hóa thức ăn đã hấp thụ thành những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể (chủ yếu diễn ra ở gan).

Để đảm nhiệm những chức năng trên, hệ tiêu hóa thực hiện nhiều hoạt động gồm nhào bóp, bài tiết dịch tiêu hóa, hấp thụ và đào thải thức ăn. Do phải thực hiện nhiều nhiệm vụ nên ở bất kỳ giai đoạn nào trong chu trình nói trên đều có thể xảy ra rối loạn, dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa.

2. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa trẻ em

Trẻ đau bụng
Hệ tiêu hóa của trẻ em còn non nớt nên bất kỳ thay đổi nào từ bên trong và bên ngoài cơ thể đều có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em rất đa dạng, trải dọc theo ống tiêu hóa. Một số triệu chứng thường gặp là:
  • Tiêu chảy: Biểu hiện là bé đi ngoài phân lỏng như nước trên 3 lần/ngày. Khi bị tiêu chảy nhiều hoặc kéo dài, trẻ dễ bị mất nước, mất chất điện giải, nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới trụy mạch và tử vong;
  • Táo bón: Có triệu chứng là trẻ đi đại tiện dưới 3 lần/tuần hoặc đại tiện khó khăn, phân cứng, khô, đau khi đi tiêu và đôi khi xuất hiện máu;
  • Hay nôn trớ: Nếu bình thường trẻ không có hiện tượng này mà đột nhiên bị nôn trớ nhiều, kèm theo tiêu chảy, táo bón, chán ăn,… thì đó cũng là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa;
  • Biếng ăn: Hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả khiến trẻ giảm khả năng hấp thu, tiêu hóa, dẫn tới mất cảm giác ngon miệng và gây chán ăn;
  • Đi ngoài phân sống: Là tình trạng phân lúc rắn, lúc sền sệt hoặc nước riêng – phân riêng, trong phân có lợn cợn chất nhầy hay thực phẩm chưa được tiêu hóa hết;
  • Đầy bụng, khó tiêu: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, sờ thấy bụng căng to, ợ hơi liên tục, xì hơi nhiều, hôi miệng;
  • Đau bụng: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể bị đau bụng với mức độ nặng – nhẹ khác nhau;
  • Rối loạn về nuốt: Nuốt khó vì không đưa thức ăn vào thực quản hoặc đã nuốt thức ăn vào thực quản nhưng khó đi tiếp xuống dưới, bị mắc nghẹn ở một vị trí nào đó. Cũng có trường hợp trẻ bị đau khi nuốt, đau ở phần họng hoặc đau ở vị trí dừng của thức ăn;
  • Nôn và buồn nôn: Nôn là tình trạng các thức ăn đang chứa trong dạ dày bị tống ra ngoài qua đường miệng. Còn buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được;
  • Ợ: Là tình trạng các chất đang chứa trong dạ dày, thực quản đi ngược lên miệng do rối loạn chức năng vận động của ống tiêu hóa. Ợ có nhiều trạng thái như ợ nước chua, ợ hơi, ợ nước, ợ nước đắng và cả ợ thức ăn;
  • Chảy máu tiêu hóa: Trẻ bị nôn ra máu đỏ đậm hoặc đỏ tươi, đôi khi kèm theo thức ăn hoặc đi ngoài ra máu tươi (hoặc đen, nhầy máu như máu cá).

3. Điều trị rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ em

Trẻ em đau bụng

3.1 Điều trị tại nhà

Khi trẻ có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhẹ, phân không có máu, không quá tanh và không bị sốt thì cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà như:

  • Dùng thuốc thông thường được bán tại các cửa hàng được, được tư vấn bởi dược sĩ;
  • Cho trẻ ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước kết hợp với vận động cơ thể;
  • Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ mỗi ngày để tránh tình trạng bé quá no hoặc quá đói;
  • Thức ăn cho trẻ nên được nấu chín kỹ, mềm, dễ tiêu hóa;
  • Cho trẻ ăn đúng giờ, tạo tâm lý thoải mái cho bé, không ép bé ăn quá nhiều hoặc ăn loại thực phẩm mà bé không thích;
  • Kết hợp tái tạo môi trường đường ruột khỏe mạnh cho trẻ: Bổ sung thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, men vi sinh đường ruột để giảm thiểu rối loạn tiêu hóa, điều trị biếng ăn cho trẻ.

3.2 Điều trị tại bệnh viện

Khi trẻ có triệu chứng rối loạn tiêu hóa nặng như đi ngoài ra máu, đi ngoài kèm sốt cao, uống thuốc trị tiêu chảy không thuyên giảm sau 24 giờ thì cha mẹ nên đưa trẻ tới ngay bệnh viện để được thăm khám, điều trị. Cần tránh trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa quá lâu khiến hệ tiêu hóa của bé bị tổn thương, gây ra những hậu quả lâu dài như biếng ăn, chậm phát triển, hấp thụ chất dinh dưỡng kẽm hoặc gặp một số biến chứng nguy hiểm khác.

Lưu ý: Không tự ý tăng liều khi cho trẻ dùng thuốc vì trong trường hợp bé bị đi ngoài do nhiễm khuẩn, việc uống thuốc quá liều gây cản trở sự đào thải mầm bệnh ra ngoài, đồng thời gây hại tới đường ruột của trẻ.

Đặc biệt, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng này và có phương hướng điều trị tích cực, hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi cho QT Pharma
Gọi cho QT Pharma

Chat Zalo
Chat Zalo

Gửi Mail
Gửi Mail