CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY HỘI CHỨNG TIỂU ĐÊM.

Tiểu đêm khiến người mắc bệnh phải thức giấc, vào nhà vệ sinh nhiều lần và bị gián đoạn giấc ngủ. Tiểu đêm mất ngủ khác với tình trạng đái dầm thường xảy ra ở trẻ nhỏ và được gây ra bởi một số nguyên nhân khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các nguyên nhân này, giúp bạn nắm được tiểu đêm nhiều là do bệnh lý gì.

1. Do mất cân bằng dịch

1.1. Tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu đêm, nếu mất cân bằng dịch trong cơ thể khiến lượng nước tiểu >40ml/kg/24 giờ thì có thể nghĩ đến một số yếu tố như:

  • Uống quá nhiều nước hoặc rượu bia;
  • Mắc bệnh đái tháo đường;
  • Tăng canxi huyết;
  • Suy thận mạn.

1.2. Tiểu nhiều về đêm

Tình trạng hay tiểu đêm mất ngủ được xác định khi số lượng nước tiểu về đêm >35% tổng số lượng nước tiểu 24 giờ trong cả ngày. Các nguyên nhân bao gồm:

  • Uống nhiều nước và rượu bia vào buổi tối.
  • Thời gian dùng thuốc lợi tiểu gần giờ ngủ.
  • Biến đổi tiết hormone chống lợi niệu do tuổi tác.
  • Suy tim sung huyết gây tái phân bố dịch về đêm.
  • Ứ máu tĩnh mạch gây phù.

Nhìn chung, nguyên nhân của tình trạng này thường gặp nhất là do uống quá nhiều nước khi gần đến giờ đi ngủ, đặc biệt là thức uống có chứa cồn và cafein. Vì thế người bệnh nên chú ý giảm bổ sung lượng chất lỏng vào thời điểm này để cải thiện đáng kể tình trạng tiểu đêm mất ngủ. Nếu tần suất đi tiểu vẫn chưa giảm, nên cân nhắc đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

2. Do nguyên nhân thần kinh

Các vấn đề về thần kinh cũng ảnh hưởng tới chức năng bàng quang

Dung tích bàng quang ở người bình thường chứa từ 300 – 400 ml chất lỏng. Khi nước tiểu bài tiết từ thận xuống đầy bàng quang, cơ thể sẽ có phản xạ mắc tiểu. Trong khi đó, bàng quang lại được não, tủy sống, đoạn S1,S2 và hệ thần kinh ngoại biên kiểm soát. Vì thế, các vấn đề liên quan đến thần kinh cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng bàng quang, gây ra tình trạng này.

2.1. Một số bệnh thần kinh

Các rối loạn thần kinh thông thường gây bí tiểu, tiểu không kiểm soát, tiểu nhiều lần hay tiểu đêm bao gồm:

  • Xơ cứng rải rác từng đám;
  • Hội chứng chèn ép tủy sống;
  • Đái tháo đường;
  • Parkinson.

Nếu nữ giới trên 60 tuổi thường xuyên bị bí tiểu nhưng đã loại trừ nguyên nhân tắc nghẽn bàng quang, thì các bệnh về thần kinh cần được nghĩ tới trong chẩn đoán bí tiểu hoặc tiểu đêm.

2.2. Ngưng thở khi ngủ

Các rối loạn giấc ngủ cũng có thể là nguyên nhân của hội chứng tiểu đêm. Cụ thể, chứng ngưng thở khi ngủ đã được ghi nhận làm tăng tần suất tiểu đêm.

Chính vì vậy, điều trị bệnh lý ngưng thở khi ngủ có khả năng cải thiện đáng kể tình trạng hay tiểu đêm mất ngủ.

3. Do rối loạn đường tiểu dưới

Chức năng cô đặc nước tiểu giúp cơ thể ngủ suốt đêm mà không bị gián đoạn sẽ kém hiệu quả hơn theo tuổi tác. Thêm vào đó, bệnh lý phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới lớn tuổi và các vấn đề tiết niệu ở phụ nữ cũng gây ra viêm nhiễm, khiến bàng quang yếu hơn và phải giữ nhiều nước tiểu hơn, từ đó gia tăng đi tiểu vào ban đêm. Các nguyên nhân cụ thể là:

  • Bệnh niệu đạo gây nghẽn dòng chảy từ bàng quang;
  • Bàng quang hoạt động quá mức;
  • Quá nhạy cảm do bệnh lý hoặc mang thai;
  • Nhiễm trùng đường niệu;
  • Viêm bàng quang mô kẽ.

4. Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt ở nam giới.

Phì đại tuyến tiền liệt được coi là nguyên nhân hàng đầu gây tiểu đêm ở nam giới

Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, hay còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt, là bệnh lý phổ biến nhất ở nam giới trên 50 tuổi và cũng được xem như nguyên nhân gây tiểu đêm hàng đầu. Bệnh lý lành tính này không phải ung thư, ảnh hưởng đến 50% nam giới từ 51 – 60 tuổi, con số này tăng lên tới 90% ở các quý ông độ tuổi trên 80.

Tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo, nếu bị phì đại sẽ gây tắc nghẽn dòng chảy, đồng thời thành bàng quang cũng dày lên và gặp khó khăn khi làm trống nước tiểu.

Có thể điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt bằng can thiệp ngoại khoa lẫn điều trị nội khoa. Thăm khám và nghe tư vấn từ bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng sống chung với các triệu chứng của phì đại lành tính tuyến tiền liệt, không còn hay tiểu đêm nhiều lần.

5. Tác động của một số loại thuốc

Ngoài các nguyên nhân tiểu đêm kể trên, tác động của nhiều loại thuốc cũng chịu trách nhiệm cho hội chứng tiểu đêm mất ngủ. Trong đó, thường gặp nhất là thuốc lợi tiểu nhằm điều trị tăng huyết áp hoặc điều trị phù ngoại biên ở bàn chân và mắt cá. Những loại thuốc được liệt kê như sau:

  • Furosemide (Lasix);
  • Demeclocycline;
  • Lithium;
  • Methoxyflurane;
  • Phenytoin;
  • Propoxyphene.

Nhìn chung, nam giới hay tiểu đêm thường nghĩ ngay đến vấn đề ở tiền liệt tuyến mà không xem xét những nguyên nhân khác. Thực tế có nhiều yếu tố kết hợp gây tiểu đêm mất ngủ, do đó bệnh nhân cần đến bệnh viện chuyên khoa kiểm tra cẩn thận để được xác định nguyên nhân tiểu đêm thông qua bệnh sử, thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Xác định chính xác nguyên nhân gây tiểu đêm, kết hợp với điều chỉnh thói quen sinh hoạt phù hợp là cách giúp chữa khỏi và cải thiện hội chứng tiểu nhiều về đêm.

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE KITONIC.

Bổ thận Kitonic với công thức xây dựng dựa trên các dược liệu có tác dụng bồi bổ tạng thận, giúp cân bằng khí huyết và lưu thông máu trong cơ thể, cải thiện được chức năng của thận cho người dùng.

Ngoài những dược liệu như Ba kích, Dâm dương hoắc, Nhung Hươu, Cẩu tích, Nhục thung dung… có tác dụng bổ thận, tráng dương và tăng cường sinh lý cho nam giới, Bổ thận Kitonic còn chứa các dược liệu quý khác có tác dụng cho phái nữ bao gồm: Thục địa, Hà thủ ô đỏ, Đương quy, Bách hợp,…

Nhờ đó mà tạo nên ưu điểm riêng của bổ thận Kitonic là không chỉ dành riêng cho nam giới, mà còn có thể mang lại tác dụng tốt cho chị em phụ nữ, hỗ trợ cải thiện tình trạng thận hư ở cả nam và nữ giới.

Đồng thời, hệ thống nhà máy với dây chuyền sản xuất đạt chuẩn GMP và đội ngũ sản xuất có chuyên môn giúp đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao nhất cho sản phẩm từ khâu nhập nguyên liệu đến đóng gói thành phẩm, đem đến cho người sử dụng có sản phẩm hiệu quả cao nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi cho QT Pharma
Gọi cho QT Pharma

Chat Zalo
Chat Zalo

Gửi Mail
Gửi Mail